Sạt lở kinh hoàng gây chết người ở Đà Lạt: Chuyên gia chỉ dấu hiệu nhận biết

Từ đầu tháng 6 đến nay, lượng mưa tại trạm Đà Lạt vượt 104% so với trung bình nhiều năm là một trong những nguyên nhân có khả năng tác động trực tiếp đến việc sạt lở, sụt lún tại khu vực này.

Trao đổi với Tiền Phong về hiện tượng sạt lở kinh hoàng tại Đà Lạt vừa qua, ông Hoàng Văn Đại, Phó Giám đốc Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, hiện nay đang là mùa mưa của khu vực Tây Nguyên nói chung và thành phố Đà Lạt nói riêng.

Ảnh: Kim Anh

Ảnh: Kim Anh

Để hạn chế tổn thất thấp nhất về người khi có sạt lở xảy ra, ông Đại chia sẻ theo đúc kết của các nhà khoa học địa chất đã nghiên cứu, trước khi sạt lở đất xảy ra thường có các dấu hiệu để người dân nhận biết.

Cụ thể, khi các rãnh thoát nước mưa trên các sườn dốc (đặc biệt là những nơi mà dòng nước chảy tụ lại) xuất hiện các vết sạt, trượt lở, thay đổi dòng chảy. Nước phun ra từ mặt đất tại nhiều vị trí mới.

Vỡ mạch nước ngầm; hàng rào, tường chắn, cột điện, cây cối bị nghiêng hoặc di chuyển; cửa nhà hoặc cửa sổ bị kẹt, không thể mở ra. Vết nứt mới xuất hiện trên tường, trần thạch cao, gạch nền.

Bức tường ngoài, lề đường hoặc cầu thang không nguyên dạng; Xuất hiện các vết nứt mở rộng trên mặt đất hoặc trên lối đi. Mặt đất có hiện tượng phồng rộp, đường bấp bênh. Mặt đất bắt đầu dịch chuyển xuống theo chiều dốc, các lớp đất thụt xuống; Những âm thanh lạ, như tiếng cây gãy hoặc tảng đá va chạm với nhau. Khi nghe thấy tiếng rơi với âm lượng tăng dần của đất đá, tức là sạt, trượt lở đất có thể sắp xảy ra.

Vì vậy, người dân chủ động các công tác phòng tránh như cần thường xuyên theo dõi thông tin thời tiết, cảnh báo thiên tai từ thông tin đại chúng và các cơ quan chức năng trong mùa mưa bão; tham gia đầy đủ các chương trình tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về công tác phòng chống thiên tai.

Theo dõi thông tin sạt lở đất, thông báo cho chính quyền và những người xung quanh khi có dấu hiệu sạt lở đất.

Sẵn sàng sơ tán theo hướng dẫn của chính quyền địa phương.

Chạy nhanh ra khỏi nơi nguy hiểm khi nghe hoặc nhận thấy những dấu hiệu đã nêu ở trên.

Cũng theo ông Đại, trong thời gian tới, tại khu vực Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt bước vào thời kỳ mưa lũ chính vụ, với nguy cơ mưa lớn kéo dài nhiều ngày, người dân tại thành phố Đà Lạt luôn đề cao cảnh giác với các hiện tượng mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất. Về phía Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, các đơn vị dự báo thuộc Tổng cục Khí tượng Thủy văn sẽ thường xuyên cập nhật tình hình khí tượng thủy văn để ban hành các bản tin cảnh báo mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất gửi đến các đơn vị phòng chống thiên tai, các cơ quan chức năng đầy đủ kịp thời để có các biện pháp và triển khai ứng phó.

Vụ sạt lở kinh hoàng ở Đà Lạt: Tạm đình chỉ trưởng Phòng Quản lý đô thị

Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo đình chỉ toàn bộ các công trình xây dựng tại khu vực hẻm 36 Hoàng Hoa Thám, tạm đình chỉ công tác trưởng Phòng Quản lý đô thị TP Đà Lạt...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nghiêm Huê ([Tên nguồn])
Tin nóng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN