Sáp nhập Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông: Không phân biệt ‘bên anh - bên tôi’

Sự kiện: Thời sự
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Đề án hợp nhất được xây dựng trên nguyên tắc Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải là một, không phân biệt "bên anh - bên tôi" để thẳng thắn đánh giá các chức năng, nhiệm vụ trùng lắp hoặc có sự gắn kết, liên thông.

Thông tin trên được ông Hoàng Hải Vân - Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Xây dựng - chia sẻ tại Hội nghị tổng kết năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2025, diễn ra hôm qua (14/12).

Ông Hoàng Hải Vân cho biết, thực hiện chỉ đạo về sắp xếp, tinh gọn bộ máy, trong hai tuần qua, Bộ Xây dựng đã khẩn trương làm việc với Bộ Giao thông vận tải để xây dựng cơ bản đề án hợp nhất hai bộ.

Theo ông Vân, đề án hợp nhất được xây dựng trên nguyên tắc Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải là một, không phân biệt "bên anh - bên tôi" để thẳng thắn đánh giá các chức năng, nhiệm vụ trùng lắp hoặc có sự gắn kết, liên thông. Qua đó, mạnh dạn đề xuất phương án đột phá để giải thể, hoặc hợp nhất, tổ chức lại các đơn vị của 2 bộ theo hướng tinh gọn, khoa học và nâng cao được hiệu lực, hiệu quả hoạt động.

Xét về lịch sử, Bộ Xây dựng được thành lập năm 1958 đến nay đã hơn 65 năm. Bộ Giao thông vận tải được thành lập từ năm 1945, đến nay đã gần 80 năm.

Trụ sở Bộ Xây dựng. Ảnh: Thế Anh.

Trụ sở Bộ Xây dựng. Ảnh: Thế Anh.

Tên gọi Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông Vận tải đã có quá trình tồn tại lâu dài, phù hợp với chức năng quản lý nhà nước của từng Bộ trong các giai đoạn trước đây, gắn liền với lịch sử hình thành. Dự kiến, tên của hai Bộ sau hợp nhất được quyết định là "Bộ Xây dựng và Giao thông".

Số đầu mối thuộc cơ cấu của 2 Bộ trước khi hợp nhất là 42 đơn vị, trong đó Bộ Xây dựng có 19 đơn vị và Bộ Giao thông vận tải có 23 đơn vị.

Dự kiến, sau sắp xếp, sáp nhập, hợp nhất còn 25-27 đơn vị, giảm tương đương 35-40% tổng số đầu mối. Trong đó, khối tham mưu tổng hợp gồm 6 đơn vị, khối chuyên ngành có khoảng 14-16 đơn vị, khối sự nghiệp công lập 5 đơn vị.

Về nội bộ Bộ Xây dựng, sau 7 năm thực hiện Nghị quyết 18, cơ cấu tổ chức của Bộ này đến nay còn 15 đơn vị hành chính, đã giải thể 2 đơn vị hành chính trực thuộc; giảm số lượng đầu mối cấp phòng thuộc từ 57 đơn vị xuống còn 41 đơn vị (tương ứng giảm 19,3%).

Năm 2019, sáp nhập Phòng Hành chính và Lưu trữ thuộc Văn phòng Bộ Xây dựng thành Phòng Hành chính - Lưu trữ; giảm số lượng cấp phòng thuộc Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản từ 9 đơn vị còn 6 đơn vị; quán triệt bỏ phòng trong Vụ (bỏ toàn bộ phòng trong Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ Tổ chức cán bộ).

Bộ Xây dựng đã bàn giao nguyên trạng 14 đơn vị về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và địa phương quản lý; Bệnh viện Xây dựng về Đại học Quốc gia Hà Nội quản lý; Bệnh viện Xây dựng Việt Trì và 2 Trung tâm Điều dưỡng - Phục hồi chức năng về địa phương quản lý; hoàn thành việc sáp nhập Viện Quy hoạch xây dựng miền Nam vào Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia. Đến nay Bộ Xây dựng còn 18 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc.

Ngày 12-12, Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW, theo đó dự kiến hợp nhất nhiều cục, vụ

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đình Phong ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN