Sắc phong lụa gấm dài nhất Việt Nam
Dòng họ Nguyễn Văn ở Hà Tĩnh đang lưu giữ gần 30 sắc phong vua ban xuyên 4 thế kỷ, trong đó có đạo sắc lụa gấm dài 4,5m, rộng 0,5m, được đánh giá là dài nhất Việt Nam.
Dòng họ Nguyễn Văn ở làng Ích Mỹ, xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh đang lưu giữ 27 sắc phong vua ban xuyên 4 thế kỷ. Tất cả sắc phong đều được vua Lê phong tặng cho đại thần Nguyễn Văn Giai - người từng làm tể tướng 3 triều vua Lê (Lê Mục Tông, Lê Thế Tông và Lê Kính Tông), là bậc khai quốc công thần nổi tiếng chính trực, có công bình định nhà Mạc.
Ông Nguyễn Văn Tân (68 tuổi) là hậu duệ đời thứ 12 dòng họ Nguyễn Văn, được giao trọng trách quản lý đền Nguyễn Văn Giai và trông coi bảo vật của dòng họ. Ông có thâm niêm gần 30 năm kế nhiệm, giữ gìn sắc phong, trong đó có sắc phong lụa gấm dài nhất Việt Nam.
Nhiều thế kỷ qua, sắc phong được dòng họ lưu giữ, bảo quản trong hộp gỗ lim trên 300 năm tuổi, đặt nơi trang trọng nhất trong ngôi nhà của ông Tân.
Để chiêm ngưỡng được sắc phong, ông Tân phải thắp hương, xin bề trên trước mới được hạ xuống.
Sắc phong đựng trong tráp gỗ lim, bên ngoài phủ một tấm lụa đỏ.
Sắc phong lụa gấm có 318 chữ Hán được viết lên lụa, nét chữ mềm mại, bố cục theo 63 hàng dọc, 5 hàng ngang, có độ dài 4,5m, rộng 0,5m.
Trong nội dung đạo sắc phong công ông Nguyễn Văn Giai, vị quan đại thần của triều Lê giai đoạn cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17.
Không hoa văn, dù niên hiệu đã bị rách, nhưng với nét chữ Hán thanh mảnh nổi bật trên màu vàng óng của lụa gấm khiến sắc phong trở nên linh thiêng, huyền bí.
Mặc dù phần ghi niên hiệu của đạo sắc nằm ở cuối khổ vải đã bị rách, chỉ còn nửa phần ấn dấu của nhà vua nhưng các nhà nghiên cứu xác định đạo sắc này có niên hiệu Hoằng Định năm thứ 11, triều vua Lê Kính Tông.
Ông Tân nhẹ nhàng lật từng cuộn sắc phong.
Sắc phong gấm được đặt trong ống nhựa để tránh ẩm mốc và mục nát.
Một phần sắc lụa gấm bị mục nát do không được bảo quản kỹ càng.
Hằng năm, dịp 14 tháng Giêng, con cháu dòng họ Nguyễn Văn và làng Ích Mỹ đều tổ chức rước sắc phong. Lễ rước thực hiện bằng 2 kiệu, người khiêng là những thanh niên trai tráng trong làng, kiệu dẫn đoàn đựng sắc phong, tiếp theo là bằng công nhận di tích lịch sử đi từ đền thờ dòng họ ra mộ ngài tể tướng và cuối cùng đặt tại đền thờ Nguyễn Văn Giai.
Ngoài sắc lụa gấm, ông Tân còn bảo lưu trên 20 đạo sắc bằng giấy, do thời gian đã lâu nên một số đã bị rách và đến nay chưa có điều kiện để phiên âm, dịch thuật, chưa được khai thác nội dung để phát huy giá trị.
Gác chuông chùa Keo (Thái Bình) cao hơn 11m có ba tầng với 12 mái, toàn bộ bằng gỗ lim. Công trình được đánh giá là công...
Nguồn: [Link nguồn]