Rộn ràng mùa thu hoạch cói, người dân xuống ruộng từ lúc mặt trời vừa ló rạng

Sự kiện: Nhịp sống 24h

Những ngày này, người làm nghề dệt chiếu cói ở xã Hoài Châu Bắc (thị xã Hoài Nhơn, Bình Định) lại tất bật vào vụ thu hoạch nguyên liệu cói. Với họ, đây là công việc truyền thống, gắn bó bao thế hệ.

Rộn ràng mùa thu hoạch cói, người dân xuống ruộng từ lúc mặt trời vừa ló dạng. Clip: Trương Định

Người dân xuống đồng thu hoạch cói từ lúc mặt trời vừa ló rạng. Ảnh: Trương Định

Người dân xuống đồng thu hoạch cói từ lúc mặt trời vừa ló rạng. Ảnh: Trương Định

Ngoài thu hoạch bằng tay (dùng liềm) theo truyền thống, người dân còn sử dụng máy cắt để thuận lợi hơn trong công việc. Ảnh: Trương Định

Ngoài thu hoạch bằng tay (dùng liềm) theo truyền thống, người dân còn sử dụng máy cắt để thuận lợi hơn trong công việc. Ảnh: Trương Định

Anh Đinh Hữu Tiên (29 tuổi, thôn Gia An Đông, xã Hoài Châu Bắc, thị xã Hoài Nhơn) cho hay, dệt chiếu là nghề truyền thống của gia đình. Công việc gắn bó với anh từ thuở nhỏ. Theo anh Tiên, cứ vào khoảng vào tháng 3 hằng năm là bắt đầu thu hoạch những ruộng cói. Một năm nếu chăm sóc tốt và thời tiết thuận lợi thì có thể thu hoạch được 2 lần. Ảnh: Trương Định

Anh Đinh Hữu Tiên (29 tuổi, thôn Gia An Đông, xã Hoài Châu Bắc, thị xã Hoài Nhơn) cho hay, dệt chiếu là nghề truyền thống của gia đình. Công việc gắn bó với anh từ thuở nhỏ. Theo anh Tiên, cứ vào khoảng vào tháng 3 hằng năm là bắt đầu thu hoạch những ruộng cói. Một năm nếu chăm sóc tốt và thời tiết thuận lợi thì có thể thu hoạch được 2 lần. Ảnh: Trương Định

Cũng theo những người dân nơi đây, cơ cực nhất chính mùa thu hoạch cói. Bà con phải thức khuya, dậy sớm ra đồng cắt cói để vận chuyển về nhà. Năm nay, do thời tiết nắng nóng nhiều người phải xuống đồng thu hoạch từ lúc 2 giờ sáng. Ảnh: Trương Định

Cũng theo những người dân nơi đây, cơ cực nhất chính mùa thu hoạch cói. Bà con phải thức khuya, dậy sớm ra đồng cắt cói để vận chuyển về nhà. Năm nay, do thời tiết nắng nóng nhiều người phải xuống đồng thu hoạch từ lúc 2 giờ sáng. Ảnh: Trương Định

Giũ sạch cỏ rác, cột thành từng bó đưa lên bờ để chở về nhà. Ảnh: Trương Định

Giũ sạch cỏ rác, cột thành từng bó đưa lên bờ để chở về nhà. Ảnh: Trương Định

Cói sau khi cột thành từng bó sẽ được gánh từ ruộng lên bờ để chở về nhà. Ảnh: Trương Định

Cói sau khi cột thành từng bó sẽ được gánh từ ruộng lên bờ để chở về nhà. Ảnh: Trương Định

Chẻ cây cói thành những sợi nhỏ...

Chẻ cây cói thành những sợi nhỏ...

... và đem đi phơi khô. Ảnh: Trương Định

... và đem đi phơi khô. Ảnh: Trương Định

Với thâm niên hàng chục năm làm chiếu, bà Mai Thị Trương (68 tuổi) cho biết, để làm ra một tấm chiếu thành phẩm bán ra thị trường tốn rất nhiều công đoạn và thời gian. Cây cói sau khi thu hoạch sẽ được chẻ nhỏ thành từng lát mỏng, phơi khô từ 2 đến 3 nắng, nếu ai nhuộm màu thì phơi nắng dài thêm sau đó đem đi dệt. Ảnh: Trương Định

Với thâm niên hàng chục năm làm chiếu, bà Mai Thị Trương (68 tuổi) cho biết, để làm ra một tấm chiếu thành phẩm bán ra thị trường tốn rất nhiều công đoạn và thời gian. Cây cói sau khi thu hoạch sẽ được chẻ nhỏ thành từng lát mỏng, phơi khô từ 2 đến 3 nắng, nếu ai nhuộm màu thì phơi nắng dài thêm sau đó đem đi dệt. Ảnh: Trương Định

Xã Hoài Châu Bắc (thị xã Hoài Nhơn, Bình Định) nổi tiếng với nhiều làng nghề dệt chiếu cói lâu đời hơn 200 năm trước, hiện có hàng trăm hộ dân gắn bó với ngành nghề truyền thống này. Ảnh: Trương Định

Xã Hoài Châu Bắc (thị xã Hoài Nhơn, Bình Định) nổi tiếng với nhiều làng nghề dệt chiếu cói lâu đời hơn 200 năm trước, hiện có hàng trăm hộ dân gắn bó với ngành nghề truyền thống này. Ảnh: Trương Định

Chở cói về nhà. Ảnh: Trương Định

Chở cói về nhà. Ảnh: Trương Định

Vào mùa cói, ngoài lao động trong nhà, người dân nơi đây còn thuê thêm người làm. Ảnh: Trương Định

Vào mùa cói, ngoài lao động trong nhà, người dân nơi đây còn thuê thêm người làm. Ảnh: Trương Định

Trước đây, dân làng chủ yếu dệt chiếu bằng phương thức thủ công. Ngày nay, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, họ sử dụng máy dệt công suất lớn, cho ra khoảng 10 tấm chiếu mỗi ngày. Tùy vào kích cỡ mà mỗi chiếc chiếu thành phẩm có giá từ 70.000 đồng đến 210.000 đồng. Ảnh: Trương Định

Trước đây, dân làng chủ yếu dệt chiếu bằng phương thức thủ công. Ngày nay, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, họ sử dụng máy dệt công suất lớn, cho ra khoảng 10 tấm chiếu mỗi ngày. Tùy vào kích cỡ mà mỗi chiếc chiếu thành phẩm có giá từ 70.000 đồng đến 210.000 đồng. Ảnh: Trương Định

TRƯƠNG ĐỊNH

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo TRƯƠNG ĐỊNH ([Tên nguồn])
Nhịp sống 24h Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN