“Rốn ngập” ở Sài Gòn trước ngày hoàn thành sửa chữa

Sau 18 tháng thi công, đoạn “rốn ngập” đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh) bước vào hoàn thiện những hạng mục cuối cùng trước ngày 30/4.

Đường Nguyễn Hữu Cảnh là tuyến huyến mạch từ cửa ngõ phía Đông vào trung tâm thành phố, được khai thác từ năm 2002. Nhiều năm nay, một số đoạn đường bị lún sâu, gây ngập nặng kèm theo kẹt xe, được mệnh danh là “rốn ngập” của TP.HCM.

Đường Nguyễn Hữu Cảnh là tuyến huyến mạch từ cửa ngõ phía Đông vào trung tâm thành phố, được khai thác từ năm 2002. Nhiều năm nay, một số đoạn đường bị lún sâu, gây ngập nặng kèm theo kẹt xe, được mệnh danh là “rốn ngập” của TP.HCM.

Dự án sửa chữa, nâng cấp đường Nguyễn Hữu Cảnh dài 3,2 km nối quận 1 với quận Bình Thạnh có vốn đầu tư hơn 470 tỷ đồng, nhằm chống ngập kéo theo ùn tắc giao thông cho khu vực. Sau gần 18 tháng thi công, dự án đã bước vào giai đoạn hoàn thiện khi mặt đường đã được trải nhựa, bó vỉa hè, lát gạch, trồng cây xanh, lắp đặt hệ thống chiếu sáng…

Dự án sửa chữa, nâng cấp đường Nguyễn Hữu Cảnh dài 3,2 km nối quận 1 với quận Bình Thạnh có vốn đầu tư hơn 470 tỷ đồng, nhằm chống ngập kéo theo ùn tắc giao thông cho khu vực. Sau gần 18 tháng thi công, dự án đã bước vào giai đoạn hoàn thiện khi mặt đường đã được trải nhựa, bó vỉa hè, lát gạch, trồng cây xanh, lắp đặt hệ thống chiếu sáng…

Trong ngày 26/4, hơn 1 km từ giao với cầu Thủ Thiêm đến cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh rào chắn công trình đã được tháo dỡ, một đoạn dải phân cách giữa hai chiều đã được trồng cây xanh.

Trong ngày 26/4, hơn 1 km từ giao với cầu Thủ Thiêm đến cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh rào chắn công trình đã được tháo dỡ, một đoạn dải phân cách giữa hai chiều đã được trồng cây xanh.

Các công nhân trồng cỏ, cây xanh tạo cảnh quan tại nhiều khu vực dải phân cách, hông cầu vượt…

Các công nhân trồng cỏ, cây xanh tạo cảnh quan tại nhiều khu vực dải phân cách, hông cầu vượt…

Từng nhóm công nhân khác tất bật san lấp mặt bằng, lát gạch các đoạn hai bên vỉa hè.

Từng nhóm công nhân khác tất bật san lấp mặt bằng, lát gạch các đoạn hai bên vỉa hè.

Công nhân điện lực tiếp tục lắp đặt những cột đèn chiếu sáng mới giữa dải phân cách tại đoạn đã hoàn thành mặt đường.

Công nhân điện lực tiếp tục lắp đặt những cột đèn chiếu sáng mới giữa dải phân cách tại đoạn đã hoàn thành mặt đường.

Cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh cơ bản đã sửa xong, mặt đường hai đầu cầu đã được trải nhựa.

Cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh cơ bản đã sửa xong, mặt đường hai đầu cầu đã được trải nhựa.

Đơn vị thi công đang tiến hành lắp lan can mới, biển báo, kẻ vạch làn. Trước đó cầu đã cấm xe từ tháng 10/2020 để thi công.

Đơn vị thi công đang tiến hành lắp lan can mới, biển báo, kẻ vạch làn. Trước đó cầu đã cấm xe từ tháng 10/2020 để thi công.

Khu vực nửa đường còn lại đoạn giáp với đường Điện Biên Phủ đang được thi công nhộn nhịp với nhiều máy móc lu nền để chuẩn bị trải nhựa. Đây cũng là một trong những đoạn bị lún nặng nhất, nước ngập sâu mỗi khi mưa lớn kéo dài.

Khu vực nửa đường còn lại đoạn giáp với đường Điện Biên Phủ đang được thi công nhộn nhịp với nhiều máy móc lu nền để chuẩn bị trải nhựa. Đây cũng là một trong những đoạn bị lún nặng nhất, nước ngập sâu mỗi khi mưa lớn kéo dài.

Đoạn “rốn ngập” này nền được nâng từ 50 cm đến 1,2 m tuỳ từng khu vực. Theo kế hoạch, công trình sẽ hoàn thành trước ngày 30/4.

Đoạn “rốn ngập” này nền được nâng từ 50 cm đến 1,2 m tuỳ từng khu vực. Theo kế hoạch, công trình sẽ hoàn thành trước ngày 30/4.

Một số khu vực của tuyến đường được thiết kế, lắp đặt hệ thống cống thoát nước ngay trên mặt đường.  Sau khi được nâng cấp, đoạn đường sẽ giúp chống ngập, giảm bớt kẹt xe trong mùa mưa này.

Một số khu vực của tuyến đường được thiết kế, lắp đặt hệ thống cống thoát nước ngay trên mặt đường.  Sau khi được nâng cấp, đoạn đường sẽ giúp chống ngập, giảm bớt kẹt xe trong mùa mưa này.

Hiện tại, phần vỉa hè hướng từ cầu Thủ Thiêm tới chân cầu Sài Gòn đang được đơn vị thi công bó vỉa hè sau khi tháo dỡ rào chắn.

Hiện tại, phần vỉa hè hướng từ cầu Thủ Thiêm tới chân cầu Sài Gòn đang được đơn vị thi công bó vỉa hè sau khi tháo dỡ rào chắn.

Nhiều hoạt động kinh doanh, buôn bán, sinh hoạt của người dân đoạn vỉa hè này đang tiếp tục bị ảnh hưởng trước khi dự án hoàn thành theo kế hoạch. Dự án khiến một số hộ hai bên bị thấp hơn mặt đường, có nhà thấp hơn nửa mét.

Nhiều hoạt động kinh doanh, buôn bán, sinh hoạt của người dân đoạn vỉa hè này đang tiếp tục bị ảnh hưởng trước khi dự án hoàn thành theo kế hoạch. Dự án khiến một số hộ hai bên bị thấp hơn mặt đường, có nhà thấp hơn nửa mét.

Nhiều nhà bị biến thành hầm, phải nâng nền, xây bậc tam cấp lối lên xuống để thuận tiện ra vào. Theo chủ đầu tư Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM, sau khi đường nâng cấp, có hơn 60 căn nhà bị thấp hơn mặt đường từ 15 - 20 cm, gần 70 căn thấp hơn 30 - 50 cm. Hầu hết các căn nhà bị trũng thấp nằm ở địa bàn quận Bình Thạnh.

Nhiều nhà bị biến thành hầm, phải nâng nền, xây bậc tam cấp lối lên xuống để thuận tiện ra vào. Theo chủ đầu tư Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM, sau khi đường nâng cấp, có hơn 60 căn nhà bị thấp hơn mặt đường từ 15 - 20 cm, gần 70 căn thấp hơn 30 - 50 cm. Hầu hết các căn nhà bị trũng thấp nằm ở địa bàn quận Bình Thạnh.

Trước đó, đoạn từ đường Tôn Đức Thắng đến cầu Thủ Thiêm, dài gần 2 km đã hoàn tất nâng cấp, chỉnh trang.

Trước đó, đoạn từ đường Tôn Đức Thắng đến cầu Thủ Thiêm, dài gần 2 km đã hoàn tất nâng cấp, chỉnh trang.

Nguồn: [Link nguồn]

Nâng đường giải cứu “rốn ngập” ở Sài Gòn, dân lo nhà thành “hầm chứa nước”

Hàng chục hộ dân ở quận Bình Thạnh, TP.HCM rơi vào tình trạng “dở khóc dở cười” khi nhà bỗng dưng thấp hơn mặt đường...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lê Quân ([Tên nguồn])
Kinh tế "kháng sốc" COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN