Rắn hổ mang chúa dài 3,1m từng bị khâu miệng ở miền Tây giờ ra sao?
Con rắn hổ mang chúa nặng hơn 6kg, dài 3,1m do người dân Đồng Tháp bắt được và dùng dây thép khâu xuyên miệng hồi năm 2015 hiện đang được chăm sóc ở “vương quốc rắn” lớn nhất ở Việt Nam.
Trại rắn Đồng Tâm (xã Bình Đức, huyện Châu Thành, Tiền Giang) được mệnh danh là “vương quốc các loài rắn của Việt Nam”, trong đó trại đang nuôi dưỡng và bảo tồn hơn 100 cá thể hổ mang chúa
Nơi đây cũng đang nuôi dưỡng con hổ mang chúa nặng 6,3kg, dài 3,1m được người dân bắt ở huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp bắt được hồi năm 2015. Để bắt được con rắn này, người dân đã dùng cây, chĩa, chích điện vào con rắn khiến nó bất tỉnh. Sau đó, lo sợ rắn phun nọc độc bà con đã dùng 2 đoạn dây thép khâu miệng con rắn lại.
Nhiều ngày sau, con rắn được đưa về Trại rắn Đồng Tâm, con hổ mang chúa này gần như đã sức cùng lực kiệt với vết thương trên cơ thể và không thể ăn được vì miệng bị nhiễm trùng. Để chữa trị, các chuyên gia của Trại rắn Đồng Tâm phải chích thuốc, sát trùng vết thương.
Và đặc biệt là đút mồi đến tận miệng thì nó mới có thể ăn được.
Rắn sau khi cho ăn được cán bộ của trại đưa lại vào lồng
Và sau thời gian điều trị, đút mồi đến tận miệng sức khỏe hổ mang chúa này đã dần hồi phục
Con rắn thay da sau quá trình được chăm sóc tại trại
Trung tá Vũ Ngọc Lương – bác sĩ chuyên khoa 1 – Phó giám đốc trại Đồng Tâm, người đã gắn bó và công tác tại đây suốt 18 năm qua cho biết mỗi khi rắn bị thương hoặc bị bệnh đều được đội ngũ cán bộ nhân viên chăm sóc tận tình như chăm người ốm.
Rắn cũng bị bệnh như: viêm phế quản, viêm phổi, rối loạn tiêu hóa hoặc bị ký sinh trùng. Chỉ cần nghe tiếng thở hoặc nhìn phân rắn thải ra là biết nó bệnh gì. Ví như rắn thở xì xì mạnh là nó đang ho viêm phổi phải cho uống thuốc liền.
Và sau gần 2 năm điều trị, sức khỏe con rắn đã hồi phục bình thường. Tuy nhiên, do bị khâu thép xuyên miệng, hai răng nanh bị hư nên không thể lấy được nọc. Hiện nay con rắn này đã nặng hơn 7kg.
Hiện tại, trại rắn Đồng Tâm có nhiều con hổ mang “khủng”
Theo bác sĩ Lương, hổ mang chúa có thể dựng đứng 2m và nếu ở môi trường bên ngoài, hổ mang chúa phóng nhanh như gió nên được gọi là hổ mây
Trong 18 năm sống, con rắn hổ mang chúa này đã 72 lần cho nọc độc, số nọc này sau khi điều chế làm huyết thanh trị rắn...