Quy hoạch tổng thể quốc gia: Hình thành 5 đô thị tầm cỡ quốc tế vào năm 2050

Sự kiện: Thời sự

Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định mục tiêu xây dựng các đô thị đẳng cấp quốc tế và các hành lang kinh tế, các vùng động lực quốc gia.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham vấn ý kiến về quy hoạch tổng thể quốc gia

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham vấn ý kiến về quy hoạch tổng thể quốc gia

Ngày 26-7, Bộ KH-ĐT tổ chức hội thảo tham vấn ý kiến các tổ chức quốc tế, đơn vị tư vấn quốc tế đối với Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đây là quy hoạch cấp cao nhất trong hệ thống quy hoạch của Việt Nam. Quy hoạch tổng thể quốc gia cụ thể hóa chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước giai đoạn 2021-2030, bố trí không gian phát triển quốc gia một cách hợp lý dựa trên tiềm năng thế mạnh của đất nước để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.

Quy hoạch đặt mục tiêu đến năm 2030, cả nước sẽ hình thành một số vùng động lực, có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, 3 tăng trưởng cao, đóng góp lớn vào ngân sách; hình thành các hành lang kinh tế trọng điểm;

Hình thành một số trung tâm đô thị cấp quốc gia, cấp vùng đạt các chỉ tiêu về y tế, giáo dục và đào tạo, văn hóa cấp đô thị tương đương mức bình quân của các đô thị thuộc nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN; Xây dựng được mạng lưới đô thị thông minh trung tâm cấp quốc gia và cấp vùng kết nối quốc tế và 3 - 5 đô thị có thương hiệu được công nhận tầm khu vực và quốc tế. Các đô thị đóng vai trò dẫn dắt và tạo hiệu ứng lan tỏa phát triển các vùng phụ cận, khu vực nông thôn;

Hình thành cơ bản bộ khung kết cấu hạ tầng quốc gia, bao gồm các trục giao thông Bắc - Nam (QL 1A và đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, một số đoạn của đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Tây, một số đoạn của đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam), các trục giao thông Đông - Tây quan trọng, các hành lang kinh tế trọng điểm các vùng, các cảng cửa ngõ quốc tế kết hợp trung chuyển (Lạch Huyện, Cái Mép - Thị Vải), các cảng hàng không quốc tế lớn (Long Thành, Nội Bài). Hình thành hạ tầng số đồng bộ, hiện đại là hạ tầng thiết yếu phục vụ chính phủ số, kinh tế số, xã hội số;

Giữ tỷ lệ che phủ rừng ổn định; tăng diện tích các khu bảo tồn biển, ven biển, các khu bảo tồn thiên nhiên trên cạn; bảo vệ, phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, nâng cao chất lượng đa dạng sinh học. Đến năm 2030, cơ bản đạt các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) về tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Đến năm 2050, quy hoạch có điểm nhấn là xây dựng được ít nhất 5 đô thị đạt tầm cỡ quốc tế, giữ vai trò là đầu mối kết nối và phát triển với mạng lưới khu vực và quốc tế;

Hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; hoàn thành xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam (Hà Nội - Cần Thơ), tuyến đường sắt qua Tây Nguyên, đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Tây, các trục Đông - Tây quan trọng, các hành lang kinh tế trọng điểm các vùng, các cảng cửa ngõ quốc tế kết hợp trung chuyển (Lạch Huyện, Cái Mép - Thị Vải), các cảng hàng không quốc tế lớn (Long Thành, Nội Bài), hạ tầng giao thông đô thị và đường vành đai vùng đô thị Hà Nội, TPHCM… và các mục tiêu phát triển bền vững khác.

Quy hoạch xác định định hướng trọng tâm về tổ chức không gian phát triển đất nước. Theo đó, ưu tiên hình thành các hành lang kinh tế; Tập trung hình thành và phát triển các hành lang kinh tế dọc theo trục Bắc - Nam và theo hướng Đông – Tây; Ưu tiên hình thành và phát triển hành lang kinh tế Bắc - Nam trên cơ sở đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông, QL 1A, đường sắt Bắc - Nam, và đường sắt tốc độ cao trong tương lai, kết nối các đô thị, trung tâm kinh tế, đầu mối giao thương lớn;

Hỗ trợ cho hành lang kinh tế này là dải ven biển phía Đông. Hình thành một số đoạn hành lang kinh tế dọc theo đường Hồ Chí Minh và cao tốc Bắc - Nam phía Tây qua địa bàn Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và Trung du miền núi phía Bắc.

Đối với các hành lang kinh tế Đông - Tây, ưu tiên phát triển các hành lang tham gia các hành lang kinh tế quốc tế trong khu vực, đã được triển khai xây dựng và có nhiều điều kiện thuận lợi nhất là kết cấu hạ tầng, hệ thống đô thị trên hành lang.

Quy hoạch xác định 4 vùng động lực quốc gia là: Vùng động lực Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; Vùng động lực TP. Hồ Chí Minh - Bình Dương - Đồng Nai - Bà Rịa-Vũng Tàu; Vùng động lực Đà Nẵng - Quảng Nam - Quảng Ngãi; Vùng động lực Cần Thơ - An Giang - Kiên Giang.

Quy hoạch cũng xác định các đô thị động và không gian biển nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế- xã hội hài hòa, bền vững.

Nguồn: [Link nguồn]

Đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô 112km qua những địa phương nào?

Theo nghiên cứu tiền khả thi, đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô dài 112,8 km, tổng mức đầu tư 94.127 tỷ. Chỉ tiêu xây dựng 1km cao tốc gần 95 tỷ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hà Linh ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN