Quốc hội đánh giá cao kết quả phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện dịch Covid-19

Sự kiện: Thời sự

Sáng 25-5, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XV, các đại biểu thảo luận tại tổ đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2022; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2020; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021.

Đồng thời, Quốc hội cũng thảo luận về việc tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21-6-2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21-6-2017.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, đại biểu Quốc hội Đoàn thành phố Hồ Chí Minh phát biểu thảo luận.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, đại biểu Quốc hội Đoàn thành phố Hồ Chí Minh phát biểu thảo luận.

Cơ chế, chính sách phải sát

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc (đại biểu Quốc hội Đoàn thành phố Hồ Chí Minh) nhấn mạnh, không thể chủ quan, không được thỏa mãn với thành tích bước đầu, bởi phía trước chúng ta còn rất nhiều khó khăn. Từ đó, Chủ tịch nước đặt ra vấn đề vì sao ngân sách nhà nước tăng rất cao trong khi doanh nghiệp còn rất khó khăn sau đại dịch. Đây là điều bất thường trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng thấp nhất trong nhiều năm do tác động của dịch Covid-19.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng cho rằng, trước mắt, những yếu tố khiến lạm phát tăng cao có thể xảy ra bởi nền kinh tế nước ta có độ mở cao. Các yếu tố đầu vào từ đó tăng lên, kéo theo các ngành kinh tế có thể rơi vào tình trạng khó khăn chung… Để đạt được mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, cần có mức tăng trưởng cao liên tục. Để đạt được mục tiêu hùng cường, phát triển, thu nhập cao, “thể chế, cơ chế, chính sách và nguồn nhân lực là vấn đề quan trọng”.

Chủ tịch nước đề nghị tiếp tục quan tâm để mọi người, mọi nhà, mọi doanh nghiệp có "sức sống", thu nhập, tích lũy. Vì thế, chính sách, cơ chế phải sát, cố gắng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi.

“Chính sách chúng ta đưa ra phải làm sao tạo niềm tin cho người dân, doanh nghiệp. Nhiều vấn đề kinh tế - xã hội cần có sự đồng bộ trong quản lý, điều hành, chỉ đạo để các địa phương có sức sống mới”, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

 Đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội phát biểu.

 Đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội phát biểu.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Đinh Tiến Dũng đánh giá cao những kết quả phát triển kinh tế - xã hội thời gian qua khi cả nước chịu nhiều tác động của đại dịch Covid-19. Đóng góp vào thành công chung đó, có sự chung tay của thành phố Hà Nội, đặc biệt là việc thực hiện chiến dịch tiêm phủ vắc xin cùng các giải pháp quyết liệt trong phòng, chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội.

Đánh giá cao sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, đại biểu Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh, Nghị quyết 128 của Chính phủ không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế, mà còn bảo đảm an sinh xã hội, nhất là linh hoạt trong triển khai các giải pháp chống dịch.

Về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Chính phủ phê duyệt, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng cho biết sẽ chú trọng đến phát triển hạ tầng giao thông tại các cửa ngõ ra vào thành phố; tận dụng tối đa lợi thế phát triển từ các dự án kết cấu hạ tầng động lực về giao thông, du lịch, dịch vụ. Đồng thời, thành phố sẽ chú trọng đầu tư cho hệ thống giáo dục, y tế, các thiết chế văn hóa; cải tạo các chung cư cũ…

 Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội thảo luận ở tổ sáng 25-5.

 Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội thảo luận ở tổ sáng 25-5.

Nhanh chóng kiểm soát giá xăng dầu

Vui mừng khi từ đầu năm 2022, các hoạt động kinh tế - xã hội phục hồi trên tất cả các lĩnh vực, tuy nhiên, đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn thành phố Hồ Chí Minh) nhận định, những tháng cuối năm, tình hình kinh tế thế giới dự báo có nhiều thách thức, nhất là với những nước mà nền kinh tế có độ mở lớn. Theo đại biểu, với tình hình giá xăng dầu hiện nay, các cơ quan cần "có tiếng nói" để nhanh chóng kiểm soát giá xăng dầu, không để giá tăng quá cao.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn thành phố Hồ Chí Minh) phát biểu.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn thành phố Hồ Chí Minh) phát biểu.

Về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đại biểu Tô Thị Bích Châu (Đoàn thành phố Hồ Chí Minh) đề nghị đánh giá việc tiết kiệm nguồn lực trong dân, nguồn lực của địa phương; quan tâm cải cách hành chính dưới góc độ phân cấp cho bộ, ngành, địa phương, tránh cho người dân, doanh nghiệp phải đi lại nhiều, tạo điều kiện phát huy nguồn lực của đơn vị, địa phương.

Trong khi đó, đại biểu Trần Quốc Thuận (Đoàn Nghệ An) đề nghị Chính phủ đánh giá kỹ hơn về tình hình trong nước và thế giới để có những dự báo về giải pháp phát triển kinh tế - xã hội khi giá cả hàng hóa đang tăng cao, giá xăng những ngày qua đã lên đến mức kỷ lục hơn 30 nghìn đồng/lít.

Đưa ra giải pháp để phát triển kinh tế - xã hội trong những tháng cuối năm, đại biểu Lê Hữu Trí (Đoàn Khánh Hòa) cho rằng, "bệnh" chậm giải ngân trong xây dựng cơ bản là "căn bệnh" thâm niên, chưa khắc phục được.

“Cứ nắng thì làm thủ tục, mưa thi công nên chất lượng công trình không đảm bảo, còn đến cuối năm thì vội vàng giải ngân. Cho nên từ đó mới xảy ra thất thoát, lãng phí trong xây dựng cơ bản. Đến nay, nhiều bộ, ngành, địa phương vẫn chưa giải ngân hết, cần làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm”, đại biểu Lê Hữu Trí nói.

Đại biểu Phạm Đức Ấn (Đoàn thành phố Hà Nội) phát biểu.

Đại biểu Phạm Đức Ấn (Đoàn thành phố Hà Nội) phát biểu.

Đại biểu Phạm Đức Ấn (Đoàn thành phố Hà Nội) bày tỏ quan tâm đến việc kéo dài thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Dẫn số liệu lũy kế từ ngày 15-8-2017 đến 31-12-2021, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được 380,2 nghìn tỷ đồng nợ xấu theo Nghị quyết số 42/2017/QH14, đại biểu cho rằng điều này giúp khơi thông dòng vốn và thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh.

“Thời gian qua, dịch Covid-19 tác động đến hầu hết doanh nghiệp, trong đó nhiều doanh nghiệp phải phá sản nên nguy cơ nợ xấu với ngân hàng rất cao. Cùng với đó là những tác động của cuộc xung đột Nga - Ukraine và những khó khăn chung của kinh tế thế giới tác động đến doanh nghiệp nên nợ xấu sẽ vẫn tăng cao. Vì thế, nếu chúng ta không có hệ thống pháp lý đủ mạnh để xử lý nợ xấu như 'cục máu đông' này thì sẽ ảnh hưởng đến cả nền kinh tế. Việc kéo dài thực hiện Nghị quyết 42 sau khi hết hạn vào tháng 8 tới là cần thiết để góp phần hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy nền kinh tế”, đại biểu Phạm Đức Ấn nhấn mạnh.

 Đại biểu Nguyễn Phương Thủy (Đoàn thành phố Hà Nội) phát biểu.

 Đại biểu Nguyễn Phương Thủy (Đoàn thành phố Hà Nội) phát biểu.

Đại biểu Nguyễn Phương Thủy (Đoàn thành phố Hà Nội) bày tỏ quan tâm đến đến kết quả thực hiện giám sát chuyên đề "Việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019-2021".

Đại biểu cho biết: “Những kết quả trong việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã đang mang lại nhiều tín hiệu tích cực, vì thế, trong thời gian tới, Chính phủ cần quan tâm có những giải pháp tổng thể, đồng bộ hơn nữa để thực hiện tốt công tác này. Trong đó, cần sớm phê chuẩn hệ thống vị trí việc làm đối với cán bộ, công chức để qua đó góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền”.

Nguồn: [Link nguồn]

Chủ tịch Quốc hội: Dày vò về tinh thần nhiều khi còn nặng nề hơn thể chất

Tại phiên họp thứ 10 vào chiều 16/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi).

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đình Hiệp - Tiến Thành ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN