Quốc hội "chốt" tăng tuổi nghỉ hưu, yêu cầu từng bước giảm giờ làm
Sáng nay (20-11), Quốc hội biểu quyết thông qua Bộ Luật lao động (sửa đổi) với tỷ lệ ủng hộ hơn 90%, trong đó "chốt" phương án tăng tuổi nghỉ hưu theo lộ trình.
Tăng số ngày nghỉ hưởng lương lên 11 ngày
Bộ luật Lao động (sửa đổi) được thông qua với tỷ lệ tán thành 90,06% (435 đại biểu tán thành trong số 453 đại biểu tham gia biểu quyết). Số đại biểu không tán thành là 9 và 9 đại biểu không biểu quyết.
Kết quả biểu quyết thông qua Bộ luật Lao động (sửa đổi)
Dự thảo Bộ luật sau khi chỉnh lý gồm 17 Chương và 220 điều, quy định người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, trong đó hải được sự đồng ý của người lao động; phải bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong ngày; không quá 40 giờ/ tháng và không quá 200 giờ/ năm, trừ trường hợp đặc biệt.
Về nghỉ lễ, tết, Bộ luật quy định người lao động được nghỉ làm việc, hưởng lương 11 ngày mỗi năm, trong đó tết Âm lịch được nghỉ 5 ngày, lễ Quốc khánh được nghỉ hai ngày, các dịp tết Dương lịch, ngày Chiến thắng (30-4), Quốc tế lao động và ngày Giỗ Tổ Hùng Vương được nghỉ một ngày.
Bộ luật cho phép lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam được nghỉ thêm một ngày Tết cổ truyền dân tộc và ngày Quốc khánh của nước họ. Hằng năm căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ.
Các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua luật. Ảnh: quochoi.vn
Bộ luật vừa được thông qua cũng quy định người lao động có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn. Các tổ chức đại diện người lao động có quyền và nghĩa vụ trong việc đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động.
"Chốt" tăng tuổi nghỉ hưu, từng bước giảm giờ làm
Trước khi biểu quyết thông qua, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) và cho biết nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị giảm giờ làm việc bình thường từ 48 giờ/tuần xuống 44 giờ/tuần.
"Ý kiến phát biểu của các vị đại biểu Quốc hội là rất xác đáng, việc tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện và nâng cao điều kiện lao động đối với người lao động là xu hướng tiến bộ của thế giới", bà Thuý Anh nói và khẳng định Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ báo cáo Quốc hội việc từng bước giảm giờ làm theo hướng giao Chính phủ căn cứ tình hình thực tế để đề xuất.
Về tuổi nghỉ hưu, bà Thuý Anh thông tin, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu là đến năm 2028 sẽ có lao động nam đầu tiên nghỉ hưu ở độ tuổi 62 và năm 2035 sẽ có lao động nữ đầu tiên nghỉ hưu ở độ tuổi 60.
Trên cơ sở đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu và thể hiện trong dự thảo Bộ luật nội dung này. Về lộ trình chi tiết, Bộ luật quy định, kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với nam và 4 tháng đối với nữ.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất phương án tăng thêm 1 ngày nghỉ hưởng nguyên lương và chọn ngày nghỉ thêm vào...
Nguồn: [Link nguồn]