Quảng Nam không đồng ý khai quật ngôi mộ nghi là của nữ sĩ Hồ Xuân Hương
Tỉnh Quảng Nam không thống nhất kiến nghị xin khai quật ngôi mộ cổ vô thừa nhận có minh bia năm 1850 để phục vụ khảo cổ, có liên quan đến các giả thiết về phần mộ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.
Tỉnh Quảng Nam không thống nhất với đề nghị của bà Nghiêm Thị Hằng về việc khai quật ngôi mộ cổ có minh bia năm 1850.
Ngày 29/10, UBND tỉnh Quảng Nam cho biết vừa có văn bản hồi đáp về kiến nghị xin khai quật ngôi mộ cổ vô thừa nhận có minh bia năm 1850 để phục vụ khảo cổ, có liên quan đến các giả thiết về phần mộ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.
Theo đó, bà Nghiêm Thị Hằng (trú ở quận Đống Đa, TP Hà Nội), là Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội Luật gia Việt Nam có văn bản đề xuất xin khai quật ngôi mộ cổ vô thừa nhận có minh bia năm 1850 để phục vụ khảo cổ, có liên quan đến các giả thiết về phần mộ nữ sĩ Hồ Xuân Hương.
Qua xem xét ý kiến của Sở VH-TT&DL, UBND TP Tam Kỳ, chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam không thống nhất với đề nghị của bà Nghiêm Thị Hằng về việc khai quật ngôi mộ cổ có minh bia năm 1850.
“Qua kết quả khảo sát và dập, dịch các văn khắc trên hai bia mộ tại phường An Sơn, thành phố Tam Kỳ cho thấy tại hai ngôi mộ đều thể hiện đầy đủ các thông tin về họ tên, danh xưng, quê quán, phẩm hàm, chức vị, năm sinh, năm mất… Do đó, thông tin về hai ngôi mộ cổ vô chủ và nghi là phần mộ nữ sĩ Hồ Xuân Hương là không có căn cứ và cơ sở lịch sử, khoa học” – văn bản nêu rõ.
Tỉnh Quảng Nam cũng giao UBND thành phố Tam Kỳ chỉ đạo các đơn vị, địa phương liên quan có phương án bảo vệ hiện trạng các ngôi mộ cổ nêu trên, tránh sự tác động, xâm hại từ các yếu tố bên ngoài.
Trước đó, bà Nghiêm Thị Hằng có đơn đề xuất gửi chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam về việc xin khai quật mộ cổ này.
Trong tờ trình, bà Hằng cho hay quá trình nghiên cứu về thân thế nữ sĩ Hồ Xuân Hương, từ năm 2020, bà phát hiện ông Trần Phúc Hiển là người chồng thứ hai của nữ sĩ, quê ở làng Tam Kỳ cổ.
Bà Hằng cho biết đã nhiều lần vào TP. Tam Kỳ tìm hiểu ngôi mộ cổ Giày Thày Lánh ở làng Hương Trà Tây, phường Hòa Hương. Kết nối thông tin với hai ngôi mộ vô thừa nhận ở khu phố 8, phường An Sơn, TP Tam Kỳ có minh bia năm 1857 của cụ Phan Thị Chi và ngôi mộ minh bia năm 1850 có tên Huỳnh Hoàn Nhân với nhà thờ Nguyễn Đức Thêm ở xã Tam Tiến, huyện Núi Thành.
Đầu năm 2023, đoàn công tác của bà Hằng thực địa khảo sát tại quần thể mộ Giày Thày Lánh.
Bà Hằng đề nghị khai quật khu mộ cổ năm 1850 này phục vụ nghiên cứu khoa học khảo cổ, để xác định hài cốt người nằm dưới mộ là nam hay nữ, chết già hay trẻ, chết vào thời gian nào và chết do bệnh tật hay tác động khác qua kiểm nghiệm mẫu xương…
Các vật tùy táng còn trong mộ theo các căn cứ khảo cổ, soi chiếu với thực tế và các thông tin từ dữ liệu lịch sử, văn học và dân gian truyền tụng liên quan đến nữ sĩ Hồ Xuân Hương.
"Chúng tôi khẳng định đây là mộ cải cát không phải mộ dài chôn một lần theo phong tục của các ngôi mộ cổ của vùng Tam Kỳ, Quảng Nam. Điều này có căn cứ bởi năm 2012, ngôi mộ này đã bị đào trộm lấy cổ vật, phần xương cốt trong tiểu quách đã bị vứt lên bờ, sau đó chính quyền địa phương chôn lại. Chúng tôi đã có những thông tin về cổ vật đã bị lấy đi khi kẻ xấu đào trộm mộ lấy cổ vật. Do đó, chúng tôi đề nghị tiếp tục lật lại vụ án liên quan đến những người đào mộ để truy tìm cổ vật đã bị lấy đi" - văn bản của bà Hằng nêu.
Nguồn: [Link nguồn]
Ban thờ Phật từ thời nhà Trần, niên đại 700 năm là Bảo vật quốc gia trong ngôi chùa Phổ Quang 800 tuổi đã bị hư hỏng đáng kể trong vụ hỏa hoạn sáng...