Quảng Nam: Động đất 5 lần trong đêm

Khoảng 21 giờ ngày 3/9, thị trấn Trà My và các vùng lân cận (thuộc huyện Bắc Trà My, Quảng Nam) liên tiếp xuất hiện nhiều đợt rung chấn giống như động đất khiến người dân hốt hoảng bỏ chạy ra đường.

Sáng ngày 4/9, ông Trần Xuân Bình (62 tuổi, trú thị trấn Trà My, huyện Bắc Trà My, Quảng Nam), cho biết: “Lúc đó khoảng 20 giờ 45 phút, cả gia đình đang ngồi uống nước trà xem tivi bỗng nghe rung chuyển rất mạnh, kéo dài khoảng 2 phút. Cửa chính, cửa sổ đập rầm rầm làm cả nhà tôi hốt hoảng bỏ chạy ra khỏi nhà".
 
Sau đó, 4 đợt rung chấn khác diễn ra làm người dân hoảng sợ đổ ra đường.

Quảng Nam: Động đất 5 lần trong đêm - 1

Rung chấn liên tục xảy ra trên địa bàn huyện Bắc Trà My làm nhiều nhà dân bị rạn nứt

Theo ông Bình, mùa mưa bão đã đến, việc khắc phục hiện tượng rò rỉ ở thủy điện Sông Tranh 2 người dân vẫn chưa nắm rõ, giờ lại thêm động đất làm ai cũng bất an.

Quảng Nam: Động đất 5 lần trong đêm - 2

Những vết đứt gãy ở thủy điện Sông Tranh 2 gây nên rung chấn thời gian qua

Ông Đặng Phong, Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My cho biết: Đây cũng là đợt rung chấn mạnh nhất từ trước đến nay xảy ra trên địa bàn huyện Bắc Trà My. Đặc biệt, dư chấn lần này cũng có bán kính khá rộng, không chỉ ở thị trấn Trà My và các xã Trà Bui, Trà Giác, Trà Tân, Trà Đốc, Trà Giang, Trà Sơn và Trà Dương… của huyện cũng xảy ra hiện tượng tương tự. Hiện tại, huyện vẫn chưa xác định được độ rung chấn là bao nhiêu.

Được biết, trước đây, huyện Bắc Trà My, Nam Trà My, Quảng Nam cũng thường xuyên xảy ra các cơn rung chấn (khoảng 3,5 độ richter) kèm tiếng nổ lớn .
 
Theo kết luận của Đoàn khảo sát của Viện Địa chất và Vật lý địa cầu, đây là hiện tượng rung chấn thuộc dạng động đất kích thích do vết đứt gãy Bắc và Tây Bắc dưới lòng hồ chứa nước thủy điện Sông Tranh 2 và khu vực suối nước nóng. Đoàn cũng đã kết luận, hiện tượng này là bình thường, một thời gian sẽ hết.

“Tuy nhiên, việc liên tiếp có dư chấn sẽ dẫn đến tình trạng người dân sinh sống ở các vùng tái định cư thủy điện sông Tranh 2 lo lắng, bỏ nhà di cư sâu vào rừng phòng hộ. Hệ lụy kéo theo là phá rừng tự nhiên đầu nguồn…”, ông Đặng Phong nói.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Th.Phương (Người Lao Động)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN