Quảng Nam: Cầu trôi, đường sạt lở, giao thông tê liệt, cô lập 300 hộ dân

Sự kiện: Bão số 5 Tin bão

Cơn bão số 5 đã đi qua được 4 ngày nhưng hậu quả để lại cho người dân vùng cao biên giới huyện Tây Giang (tỉnh Quảng Nam) thật nặng nề.

Cầu vào xã A Nông (huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam) bị trôi gần như hoàn toàn, khiến gần 300 hộ dân bị cô lập trong hơn 4 ngày qua Thôn làng vẫn bị cô lập, cuộc sống người dân khốn khó

Cầu vào xã A Nông (huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam) bị trôi gần như hoàn toàn, khiến gần 300 hộ dân bị cô lập trong hơn 4 ngày qua Thôn làng vẫn bị cô lập, cuộc sống người dân khốn khó

Đến chiều 21/9, sau 4 ngày cơn bão số 5 đi qua, các tuyến đường giao thông ở các xã vùng cao huyện biên giới Tây Giang vẫn chưa được khai thông trở lại.

Cầu nước lũ cuốn trôi, đường sá bị sạt lở, đất đá vùi lấp, khiến nhiều khu vực dân cư bị cô lập. Nguồn điện lưới bị hư hại đến nay vẫn chưa có nguồn điện phục vụ sinh hoạt trở lại cho người dân.

Cuộc sống người dân vùng cao vốn đã nghèo khó, nay càng khốn khổ hơn. Trước tình thế nguy cấp, chính quyền địa phương đã phát đi lời kêu gọi, hỗ trợ để sớm khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra.

Thầy Trần Trực, Hiệu trưởng Trường TH A Nông (xã A Nông, huyện Tây Giang) cho biết: Hơn 30 năm công tác ở huyện biên giới Tây Giang, tôi chưa bao giờ chứng kiến trận mưa lũ nào kinh hoàng như trong cơn bão số 5 vừa qua. Lũ lên nhanh, bất ngờ, người dân không kịp trở tay. Người dân trên địa bàn gần như mất trắng hết tài sản.

Ông ông Y Đêl Bốn, Chủ tịch UBND xã A Nông buồn rầu: Toàn bộ hoa màu, cá nuôi trên địa bàn xã đang chuẩn bị thu hoạt đã bị mưa lũ tàn phá, cuốn trôi. Đến nay, theo thống kê được, có đến 25 con trâu bò của người dân bị lũ cuốn mất.

Hiện nay địa bàn xã A Nông vẫn còn bị cô lập. Hệ thống cầu, đường giao thông dẫn vào xã đã bị hư hỏng nặng. Cầu cống gần như bị trôi hoàn toàn, cắt đứt mọi liên hệ với bên ngoài. Cuộc sống người dân đang lâm vào cảnh hết sức khó khăn.

"Trong sáng nay, nhiều lớn học vắng gần 1/2 lớp. Học sinh đến trường men theo đường rừng núi, sông suối hết sức nguy hiểm. Nhiều khu dân thôn, làng hiện giờ không có đường vào, cô lập, học sinh không thể đến trường", thầy Trần Trực nói.

Giao thông vùng cao biên giới Tây Giang bị tê liệt hoàn toàn Giao thông bị tê liệt, địa phương xin hỗ trợ khẩn cấp

Giao thông vùng cao biên giới Tây Giang bị tê liệt hoàn toàn Giao thông bị tê liệt, địa phương xin hỗ trợ khẩn cấp

Theo ông Bhling Mia, Chủ tịch UBND huyện Tây Giang, hệ thống giao thông trên địa bàn gần như bị tê liệt, do mưa lũ tàn phá nặng nề.

Đến nay, toàn bộ các tuyến giao thông ĐT, ĐH, QL14G, cũng như các tuyến đường liên xã, giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Tây Giang đều bị sạt lở, đất đá vùi lấp nghiêm trọng.

Trên tuyến, tại nhiều vị trí bị đứt gãy, gây cô lập hoàn toàn, nhất là tuyến đường lên 4 xã vùng cao biên giới A Xan, Tr'hy, Ch'ơm, Gary.

Hiện nay, sau khi huy động lực lượng, máy móc, địa phương mới chỉ khắc phục ban đầu thông tuyến từ đường Hồ Chí Minh đến trung tâm huyện lỵ Tây Giang và đang tập trung nhân lực, phương tiện để thông tuyến tại các tuyến đường còn lại. Riêng đối với một số cầu bê tông, cầu treo bị đứt gãy, huyện đang tìm biện pháp khắc phục tình thế.

Ông Bhling Mia cho hay: Hiện nay, tuyến đường ĐT606 bị sạt lở nghiêm trọng, khối lượng đất đá vùi lấp mặt đường khoảng trên 300.000 m3 đất đá, nhất là đoạn đến các xã vùng cao; một số tuyến bị đứt gãy và hàm ếch khoảng hơn 1.000m.

Còn các tuyến đường ĐH, đất đá sạt lở gây ách tắc giao thông, với khối lượng khoảng 180.500 m3 đất đá; một số tuyến bị đứt gãy và hàm ếch khoảng hơn 1.500m.

Cùng với đó, có khoảng 12.200m mương dọc vùi lấp, đứt gãy; 87 cống vùi lấp hư hỏng; 8 cống sạt lở; 1 cầu bản cuối trôi hoàn toàn; các mố cầu bê tông cốt thép bị sạt lở mố cầu.

Cầu cống trên các tuyến giao thông bị cuốn trôi, hiện nhiều thôn, làng, xã vẫn bị cô lập

Cầu cống trên các tuyến giao thông bị cuốn trôi, hiện nhiều thôn, làng, xã vẫn bị cô lập

Không những vậy, các tuyến đường xã và giao thông nông thôn cũng mưa lũ tàn phá nặng nề. Tổng ước khối lượng đất đá vùi lấp mặt đường khoảng hơn 120.200m3 đất đá; 3.800m mương dọc vùi lấp; 8 cống tròn sạt lở; 5 cầu treo dân sinh bị cuốn trôi;1 cầu treo bị nghiêng và nhiều cầu treo bị sạt lở mố cầu.

"Cuộc sống người dân ở nhiều nơi, thôn, làng đang gặp vô vàn khó khăn về lương thực, nhu yếu phẩm; Đặc biệt là nguồn nước sạch để sinh hoạt, phục vụ ăn uống hằng ngày.

Hiện giờ, 4 xã vùng cao huyện Tây Giang vẫn chưa khôi phục lại hệ thống điện lưới để cấp điện trở lại phục vụ người dân sinh hoạt", ông Mia nói.

Theo ông Mia, sau mưa lũ, hầu hết các công trình đập dâng, kênh mương, ống dẫn nước, bể chứa nước trên địa bàn đều bị cuốn trôi, hư hỏng, đất đá vùi lấp, nhưng đến nay chưa thể khắc phục. Số lượng thống kê khoảng hơn 70 công trình thủy lợi bị tàn phá, ước thiệt hại 15 tỷ đồng.

"Huyện Tây Giang đã có văn bản gửi tỉnh Quảng Nam hỗ trợ 65 tỷ đồng để địa phương kịp thời khắc phục giao thông trên tuyến đường huyết mạch, cầu treo, nước sinh hoạt, thủy lợi, xử lý các điểm giao thông xung yếu, hỗ trợ khôi phục sản xuất cho nhân dân", ông Mia thông tin.

Nguồn: [Link nguồn]

Người dân Quảng Bình nhận ”lộc trời” chưa từng thấy sau cơn bão đi qua

Hàng tấn ốc, trai biển đổ vào bờ sau cơn bão đi qua ở tỉnh Quảng Bình. Hàng trăm người dân nơi đây kéo nhau ra biển...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đại Thắng - Văn Tư ([Tên nguồn])
Bão số 5 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN