Phương Tây xem nhẹ sức mạnh quân sự của Nga như thế nào?

Sự kiện: Quan hệ Nga - Mỹ

Tập trung vào điểm yếu các loại vũ khí của Nga đang làm cho giới quân sự phương Tây đánh giá quá thấp sức mạnh quân sự của nước này.

Cuộc cải tổ quân sự diễn ra ở Nga đã bị hiểu nhầm và sức mạnh quân sự thực sự của quốc gia này đang bị Mỹ và các nước phương Tây đánh giá sai lệch. Đây là kết luận đưa ra trong báo cáo mới nhất do Hội đồng Châu Âu về vấn đề ngoại giao (EDFR) công bố.

Phương Tây xem nhẹ sức mạnh quân sự của Nga như thế nào? - 1

Sức mạnh quân sự của Nga đang bị Mỹ và các nước phương Tây đánh giá sai lệch.

Điểm yếu về tác chiến và chiến lược trở nên rõ ràng hơn hết với quân đội Nga trong suốt cuộc chiến Nga - Gruzia năm 2008, khi lực lượng Gruzia được Mỹ huấn luyện đã thể hiện được sự cơ động và linh hoạt tốt hơn.

Sau đó, Nga đã thực hiện một cuộc cải tổ quân sự mạnh mẽ nhất kể từ năm 1930, được chia làm 3 khía cạnh chính (theo nghiên cứu của ECFR): Trước tiên, cải thiện độ chuyên nghiệp bằng cách nâng cao trình độ binh lính, cắt giảm số người nhập ngũ; thứ hai, cải thiện khả năng sẵn sàng chiến đấu với tổ chức được sắp xếp hợp lý và các bài huấn luyện chuyên sâu hơn; cuối cùng là nâng cấp, cải tiến vũ khí hiện có.

Mỹ và Châu Âu hầu như chỉ tập trung vào khía cạnh thứ ba và hầu như không ngó ngàng tới kết quả đạt được ở hai khía cạnh đầu.

Quân đội Nga đã thực hiện cuộc cải tổ được coi là lớn nhất kể từ thời Liên bang Xô-viết. Họ đã đào tạo ra những sĩ quan, hạ sĩ quan được đào tạo bài bản (NCO) thay thế cho hệ thống sĩ quan chuẩn úy lúc đó.

“Lần đầu tiên trong lịch sử, quân đội Nga có một cấu trúc hình kim tự tháp, với tướng lĩnh được cắt giảm bớt và nhiều sĩ quan phục vụ ở tầng dưới - báo cáo cho hay - Thêm vào đó, lương của sĩ quan được tăng thêm gấp 5 lần so với trước và các phương pháp quản lý hiện đại hơn cũng được áp dụng. Cuộc cải cách này giúp sĩ quan có thu nhập khá hơn rất nhiều và vô hình trung giúp cải thiện số lượng binh sĩ chuyên nghiệp trong quân đội Nga.

Điều này giúp quân đội sử dụng các thiết bị hiện đại hơn (lính nghĩa vụ sẽ có cơ hội thực tập trên các hệ thống vũ khí phức tạp hơn, dù thời gian nhập ngũ rất ngắn) và tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân tinh nhuệ (gồm lính nhảy dù, bộ binh hải quân và lực lượng đặc nhiệm).

Hệ thống giáo dục quân sự cũng được cải tổ - tập trung chủ yếu vào hệ thống của Thụy Sĩ và Áo - với mục tiêu là giới thiệu các kỹ năng quản lý hiện đại của phương Tây cho sĩ quan”.

Thêm nữa, đồng phục và các trang thiết bị cá nhân mới cũng được cung cấp giúp sĩ quan, binh sĩ luôn cảm thấy tự tin và phấn khởi.

Phần thứ hai của cuộc cải tổ là giải quyết cấu trúc chỉ huy theo chiều ngang và cơ cấu lại quân đội thành những lực lượng tuy ít hơn về số lượng nhưng cơ động hơn, bằng việc giảm bớt 43% quân số - 40 lữ đoàn mới được thành lập trên nền tảng 23 sư đoàn cũ.

Khả năng  huy động binh lính từ thời Xô-viết cũ - kêu gọi quân dự bị để tăng sức mạnh chiến đấu - đã bị bãi bỏ. Các quy định quản lý không cần thiết cũng bị loại trừ.

“Quân khu được chuyển thành các bộ tư lệnh đặc nhiệm chung và số lượng được cắt giảm. Việc cải tổ này giúp cắt giảm hệ thống thứ bậc phức tạp của quân khu trước đây để có thể tiếp cận tất cả các đơn vị hải, lục, không quân tại khu vực mình quản lý”, báo cáo từ ECFR cho biết.

Thêm vào đó, các đợt diễn tập quân sự quy mô lớn được tăng lên đáng kể giúp kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị không quân và các lữ đoàn mới. (Các đơn vị mới phải có khả năng triển khai trong vòng 24 giờ).

“Mặc dù khả năng sẵn sàng chiến đấu như vậy chưa đạt được, tuy nhiên cần phải nhớ rằng trước cuộc cải cách, một vài sư đoàn Nga cần tới khoảng 1 năm chuẩn bị mới có thể điều quân tới Chechnya”.

Kết quả là quân đội Nga có thể duy trì số lượng 40.000 đến 150.000 quân trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu dọc biên giới Nga - Ukraine nhiều tháng trời, trong khi vẫn diễn tập quân sự ở các khu vực khác của đất nước cho hơn 80.000 quân.

Bản báo cáo không kết luận ba giai đoạn của cuộc cải tổ đã hoàn thành hay chưa - đặc biệt là giai đoạn cuối khi phải nâng cấp hệ thống máy móc, vũ khí lạc hậu.

Khi đánh giá về khía cạnh cuối cùng, phương Tây mới nhận ra sai lầm vì quá tập trung vào sự yếu kém của nền công nghiệp quốc phòng Nga trong việc cung cấp các vũ khí mới mà đưa ra kết luận sai lệch. “Tuy nhiên, đó là một sự hiểu nhầm về bản chất của cuộc cải tổ. Giai đoạn đầu tiên không nhằm tạo ra một quân đội mới với vũ khí mới, mà là đảm bảo với vũ khí, con người hiện có sẽ được sử dụng và điều động bài bản, chuyên nghiệp hơn”.

Điều này khiến các chuyên gia quân sự phương Tây đánh giá quá thấp khả năng của quân đội Nga và phớt lờ đi các khái niệm mới mà Nga sử dụng, chẳng hạn như cách tiếp cận độc đáo của chiến tranh truyền thống và phi truyền thống.

Nói về cuộc phiêu lưu quân sự của Tổng thống Putin ở Syria, bản báo cáo khẳng định “điều này không thể hiện được sức mạnh cốt lõi hay sứ mệnh quân sự của Nga”. Bản báo cáo chỉ ra rằng, vì khả năng kho vận, điều binh hạn chế bên ngoài Châu Âu và hệ thống vận hành hậu Xô-viết kém cỏi, điều đó sẽ gây cản trở và khó khăn trong việc duy trì sự cơ động trong một thời gian dài.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quang Minh (Theo Diplomat) ([Tên nguồn])
Quan hệ Nga - Mỹ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN