Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nói về vụ án Hồ Duy Hải
Tiếp xúc cử tri huyện Đức Hòa, Long An, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cho rằng đối với vụ án Hồ Duy Hải chưa có cơ sở nói oan hay không oan.
Chiều 26-6, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cùng ông Trương Văn Nọ (Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy - Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh Long An) và ông Đặng Hoàng Tuấn (Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh) đã tiếp xúc cử tri huyện Đức Hòa, Long An.
Buổi tiếp xúc diễn ra tại UBND huyện Đức Hòa nhằm báo cáo kết quả kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV.
Tại buổi tiếp xúc, cử tri đã đặt câu hỏi về nhiều vấn đề được dư luận quan tâm, trong đó có vụ án Hồ Duy Hải mới được Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao xử giám đốc thẩm.
Ông Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, tại buổi tiếp xúc. Ảnh: YC
Cử tri Lâm Thanh Thảo (cán bộ hưu trí thị trấn Hậu Nghĩa) cho rằng vụ án Hồ Duy Hải có 25 lần Hải nhận tội, lần đầu do Hải tự viết ra còn 24 lần sau là do các cơ quan chức năng điều tra, xác minh, ra tòa Hải cũng không kêu oan. Cử tri Thảo đề nghị các cơ quan chức năng cần có câu trả lời sớm cho dư luận vì vụ án đến nay đã 13 năm.
Trao đổi với cử tri, ông Trương Hòa Bình cho biết vụ án này Chủ tịch Quốc hội khi tiếp xúc với cử tri tại Cần Thơ cũng đã nói rõ. "Chúng ta chưa có cơ sở nói oan hay không oan nhưng nguyên tắc là phải tôn trọng phán quyết của tòa án, xã hội văn minh bao giờ cũng phải tôn trọng phán quyết của tòa án"- ông Bình nói.
Theo ông Bình, tòa án xét xử trải qua nhiều cấp, phải nghiên cứu hồ sơ, tài liệu nên không thể bằng một thông tin, một phản ánh nào đó rồi nhận xét đánh giá oan hay không oan mà theo trình tự quy định của pháp luật từ sơ thẩm, phúc thẩm đến giám đốc thẩm.
Hiện nay, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao đã ra một phán quyết. Tuy nhiên pháp luật cũng quy định có thể xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao nếu phát hiện sai lầm nghiêm trọng hoặc có tình tiết mới làm thay đổi bản chất vụ án.
Quang cảnh buổi tiếp xúc cử tri. Ảnh: YC
Ở đây, nếu Ủy ban Thường vụ Quốc hội có đủ căn cứ thì có thể yêu cầu Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao xem xét lại quyết định của mình. Nếu như Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKSND Tối cao phát hiện có sai lầm hay có tình tiết mới thì tự mình có quyền đề nghị Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao xem xét lại.
Hoặc nếu Ủy ban Tư pháp Quốc hội phát hiện có sai lầm hoặc tình tiết mới thì cũng có quyền đề nghị xem xét lại. Đây là bốn chủ thể có quyền yêu cầu hoặc kiến nghị xem xét lại bản án giám đốc thẩm.
Theo ông Bình, hiện nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã giao cho Ủy ban Tư pháp xem xét. Khi nào Ủy ban này có ý kiến, nếu có căn cứ thì Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao sẽ xem xét lại bản án giám đốc thẩm.
Ông Bình nói: Còn dư luận thì chỗ này lên án, chỗ kia nói oan, người này nói đúng, người kia nói sai. Việc này nói đúng sai thì công lý vẫn từ tòa án ra phán quyết chứ không tự mình nói ra được và phải theo trình tự thủ tục mà chúng ta phải tôn trọng.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết về vụ án Hồ Duy Hải đang được các cơ quan xem xét nên không có cơ sở...
Nguồn: [Link nguồn]