Phiến đá cổ có niên đại ‘khủng’ 2,9 tỷ năm được trưng bày tại Huế
Một phiến đá cổ có niên đại 2,936 tỷ năm tìm thấy ở Việt Nam được trưng bày tại TP Huế, cùng nhiều hiện vật hóa thạch hàng chục nghìn đến hàng trăm triệu năm, nhân tuần lễ cao điểm Festival Huế 2022.
Tại số 76 Hàn Thuyên, TP Huế, hiện diễn ra triển lãm “Hóa thạch - Hành trình khám phá nguồn gốc sự sống trên trái đất”, do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế phối hợp với Bảo tàng Hóa thạch Hà Nội tổ chức trong khuôn khổ các hoạt động đồng hành, hưởng ứng tuần lễ cao điểm Festival Huế 2022. Ảnh: Ngọc Văn
Đây là lần đầu tiên, một triển lãm về hóa thạch được tổ chức mang tính quy mô tại Việt Nam nói chung và tại một kỳ Festival Huế nhằm phục vụ du khách, công chúng, người dân. Ảnh: Ngọc Văn
Triển lãm đã thu hút nhiều lượt khách tham quan đến chiêm ngưỡng các hiện vật có niên đại “khủng” từ hàng chục nghìn đến hàng trăm triệu năm, thậm chí hơn 2,9 tỷ năm. Đây cũng là địa chỉ thu hút nhiều em nhỏ, học sinh đến tham quan, tìm hiểu, khám phá nguồn gốc sự sống trên trái đất thông qua một đợt triển lãm quy mô. Ảnh: Ngọc Văn
Theo Bảo tàng Hoá thạch Hà Nội, sau hai năm tìm kiếm và sưu tầm, đơn vị đã thu thập được hơn 14.000 mẫu vật; 2.500 tấn gỗ hóa thạch từ khắp nơi trên thế giới và được giới khoa học đánh giá là kho báu vô giá của ngành Cổ sinh vật học nước nhà. Ảnh: Ngọc Văn
Sự ra đời của Bảo tàng Hoá thạch Hà Nội (Hanoi Fossil Museum) là khởi đầu của hành trình tìm kiếm, gìn giữ, bảo tồn và làm sống lại trọn vẹn câu chuyện lịch sử tự nhiên về sự sống trên trái đất; cũng như nguồn gốc của sự sống, quá trình tiến hoá của sinh giới từ hàng trăm triệu năm trước (trong ảnh là hóa thạch San hô vách đáy). Ảnh: Ngọc Văn
Bộ sưu tập đa dạng chủng sinh vật Ammonite (Cúc đá). Ảnh: Ngọc Văn
Mẫu vật hóa thạch Cúc đá nhìn gần. Ảnh: Ngọc Văn
Hóa thạch Cù kỳ tìm thấy ở Quảng Nam. Ảnh: Ngọc Văn
Hóa thạch lá cây Duyên mộc. Ảnh: Ngọc Văn
Hóa thạch răng cá sấu khổng lồ Sarcusuchus. Ảnh: Ngọc Văn
Với mong muốn bảo tồn, duy trì và tiếp tục phát triển ngành khoa học nghiên cứu sinh vật hoá thạch quý giá, Bảo tàng Hoá thạch Hà Nội kết hợp với Trung tâm BTDTCĐ Huế tổ chức trưng bày hàng trăm hiện vật hóa thạch trong khuôn khổ hưởng ứng Tuần lễ Festival Huế 2022. Ảnh: Ngọc Văn
Đến với triển lãm, du khách được tham quan, tìm hiểu về lịch sử tự nhiên của trái đất trải dài hàng trăm triệu năm qua các hiện vật hóa thạch; về sự ra đời, tiến hoá và diệt vong của nhiều loài sinh vật đã từng tồn tại cách đây hàng trăm triệu năm (trong ảnh là hóa thạch chiếc răng khủng lồ của voi Ma mút). Ảnh: Ngọc Văn
Một trong những mẫu vật lâu đời nhất được giới thiệu tại triển lãm là phiến đá có niên đại lên đến 2,936 tỷ năm. Hiện vật này được PGS.TS Trần Ngọc Nam - nguyên Chủ nhiệm khoa Địa lý - Địa chất Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế tìm thấy tại thác nước Hưng Khánh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (thuộc dãy núi Con Voi). Ảnh: Ngọc Văn
Mẫu vật từng được PGS.TS Trần Ngọc Nam mang đến phòng thí nghiệm của Nhật Bản, áp dụng chì uranium để xác định niên đại một cách tinh vi nhất bằng trắc phóng xạ, với độ chính xác gần như tuyệt đối. Ảnh: Ngọc Văn
Sau tuần lễ Festival Huế 2022, triển lãm kéo dài tại Huế đến ngày 31/10/2022. Ảnh: Ngọc Văn
Nguồn: [Link nguồn]
Chùa Xuân Lũng (Phú Thọ) còn lưu giữ nhiều đồ vật quý giá từ thời Trần còn sót lại, trong đó phải kể đến Bàn thờ Phật bằng đá tại toà Chính Điện.