Phí ATM nội mạng: Sau 1000 là bao nhiêu?

Người sử dụng thẻ ATM không chỉ chịu mức phí rút tiền nội mạng là 1.000 đồng/giao dịch mà có thể còn cao hơn gấp nhiều lần.

Phí ATM: Mỗi nơi mỗi giá

Theo thông tin cập nhật từ biểu phí các ngân hàng, từ hôm nay, đã có 3 ngân hàng thông báo sẽ bắt đầu thu phí ATM nội mạng.

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) - chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường thẻ, cho biết sẽ thu phí tối đa 1.100 đồng/giao dịch rút tiền (đã bao gồm thuế VAT 10%).

Ngân hàng Sài Gòn thương tín (Sacombank) thu phí rút tiền tại ATM có logo Sacombank Việt Nam/Lào là 1.000 đồng/giao dịch (đã tính thuế VAT).

Ngân hàng Đông Nam Á (Seabank) cũng thu phí rút tiền 550 đồng/giao dịch (đã tính thuế VAT).

Ngoài ra, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (AgriBank), dù chưa áp mức phí rút tiền ATM nội mạng từ hôm nay, nhưng từ 15/3, Agribank sẽ thu phí rút tiền nội mạng 1.000 đồng/giao dịch (đã tính thuế VAT).

Đặc biệt, theo thông tin mới nhất từ NHNN, hiện đã có 47 ngân hàng xây dựng biểu phí ATM, trong đó có tới 35 ngân hàng tiếp tục miễn phí giao dịch nội mạng cho khách hàng từ 1/3. Trong số ngân hàng đăng ký thu phí có 2 đơn vị quy định mức phí dưới mức cho phép của NHNN là chỉ từ 100 - 200 đồng/giao dịch; có 10 đơn vị quy định mức phí 1.000 đồng/giao dịch.

Phí ATM nội mạng: Sau 1000 là bao nhiêu? - 1

Không kham nổi "lỗ", một số NH đã thu phí rút tiền ATM nội mạng (Ảnh minh họa)

Một số ngân hàng vừa thông báo sẽ miễn phí giao dịch ATM nội mạng là: TienphongBank, VIB, ABBank, DongA Bank, BaoVietBank, SCB, SHB…

Riêng ngân hàng BIDV cho biết sẽ miễn phí ban đầu từ 1/3 đến 30/4/2013.

Việc thu phí rút tiền ATM nội mạng được một số ngân hàng cho biết, mục đích chính là để bù lỗ, sau đó mới tính đến việc áp dụng thêm các dịch vụ giá trị gia tăng cho sản phẩm thẻ.

Nói về sự không thống nhất mức phí giữa các ngân hàng, ông Bùi Quang Tiên, Vụ trưởng Vụ thanh toán (NHNN) cho biết, Thông tư 35 nêu rõ trong năm 2013 mức phí quy định là 0-1.000 đồng/giao dịch, tùy thuộc năng lực tài chính, chiến lược phát triển của các ngân hàng. Vậy nên không phải ngân hàng nào cũng thu phí ATM giống nhau.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Tuân, Chủ tịch Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam bày tỏ, thị trường thẻ của Việt Nam đã trải qua 15 năm ra đời và phát triển. Để xâm nhập thị trường và đảm bảo chính sách vĩ mô, các cơ quan phát hành thẻ đã miễn phí hoàn toàn việc phát hành lẫn giao dịch thẻ trong thời gian dài.

“Chưa có loại phí nào bị hạn chế như phí ATM ở Việt Nam, cũng suốt thời gian đó, hoạt động ATM tại Việt Nam luôn gánh lỗ nặng và việc miễn phí, chấp nhận lỗ để mở rộng mạng lưới nên được chấm dứt”, ông Tuân nói.

Đứng trên cương vị phó Tổng Giám đốc ngân hàng TMCP Ngoại thương (Vietcombank), ông Nguyễn Văn Tuân tính toán, nếu tính tổng chi phí cho ATM của các ngân hàng trong Hội thẻ Việt Nam trên tổng số giao dịch thì trung bình mỗi một giao dịch mất từ 7.000 - 9.000 đồng.

"Riêng Vietcombank, nếu thu phí trong kỳ này thì ngân hàng chỉ giảm được 1.000 đồng chi phí và vẫn phải bù lỗ 6.000 đồng", ông Tuân bày tỏ.

Theo Hiệp hội thẻ, đến cuối năm 2012, cả nước có gần 15.000 ATM, tăng 2.000 ATM so với cuối năm 2011. Số thẻ ghi nợ nội địa tăng từ 42 triệu thẻ cuối năm 2011 lên gần 51 triệu thẻ năm 2012. Tính ra, cuối năm 2012, bình quân 10.000 người dân sẽ có 1,7 máy ATM phục vụ, tăng so với mức 1,5 máy cuối năm 2011.

Nói về những rắc rối gặp phải khi rút tiền tại ATM, ông Tuân cho rằng, việc này một phần là do mạng lưới ATM của các ngân hàng phân bố chưa đều.

Ngoài ra, thiếu đầu tư cho hệ thống ATM cũng xuất phát từ việc chi cho việc lắp đặt quá lớn, trong khi thu không đủ bù lại. Vị Chủ tịch Hiệp hội thẻ cho biết, chi phí trung bình cho mỗi lần giao dịch ATM mà ngân hàng phải bỏ ra là khoảng 7.000 - 9.000 đồng. Trong khi đó, hiện nay các ngân hàng chỉ được thu phí ATM ngoại mạng, tối đa 3.300 đồng/lần giao dịch, còn phí ATM nội mạng được miễn phí.

Theo lời giám đốc chi nhánh một ngân hàng, nếu tính tiền đầu tư cho ATM và phần phí đang thu được hiện nay, mỗi tháng ngân hàng sẽ lỗ 22 triệu đồng. Vì vậy, vị này chỉ lo ngân hàng bị giao chỉ tiêu phát hành thẻ.

Việc thu phí rút tiền ATM nội mạng được một số ngân hàng cho biết, mục đích chính là để bù lỗ, sau đó mới tính đến việc áp dụng thêm các dịch vụ giá trị gia tăng cho sản phẩm thẻ.

Tuy ở trong tình cảnh lỗ nặng, nhưng ông Bùi Quang Tiên cho biết, các ngân hàng vẫn tập trung đẩy mạnh việc đầu tư cho ATM. Vậy nên dù không thu được phí để bù lỗ nhưng ngân hàng vẫn phải nâng cao chất lượng để cạnh tranh, vì nếu không làm tốt thì khách hàng sẽ chuyển sang dùng sản phẩm của ngân hàng khác.

Để các ngân hàng có thể đầu tư thêm cho hệ thống ATM, NHNN đã ban hành Thông tư 35 cho phép các ngân hàng được thu phí ATM nội mạng (tối đa 1.000 đồng/lần giao dịch trong năm 2013) từ 1/3. Ngoài ra, NHNN cũng yêu cầu các ngân hàng phải đảm bảo trang thiết bị để vận hành các máy ATM.

Không vì thu phí mà chất lượng mới tốt

Chủ tịch Hội thẻ Ngân hàng Nguyễn Văn Tuân cho rằng, đã là doanh nghiệp thì phải có lợi nhuận, nhưng mục tiêu của ngân hàng là chăm sóc khách hàng tốt nhất.

“Có thu hay không thì chất lượng chúng tôi vẫn phải đảm bảo, không có chuyện vì thu phí mà chất lượng dịch vụ mới tốt hơn. Bởi do cạnh tranh, chỉ cần dịch vụ kém một chút là khách hàng lựa chọn ngân hàng khác”, ông Tuân nói.

Trước thắc mắc về phản ứng của thị trường với lần thu phí này, Vụ trưởng Vụ thanh toán Bùi Quang Tiên khẳng định, bất kỳ một ngân hàng nào đưa ra một dịch vụ cũng mong đợi nó đi vào cuộc sống, không ai muốn đưa ra một sản phẩm mà không được chấp nhận. Nhưng buôn vẫn phải có lãi, phí này chỉ như một phí dịch vụ thông thường.

Phí ATM nội mạng: Sau 1000 là bao nhiêu? - 2

NHNN không đảm bảo việc xếp hàng rút tiền sẽ hết sau khi thu phí (ảnh minh họa)

Tuy vậy, theo vị đại diện Vụ Thanh toán, cái lợi lớn nhất của lần thu phí tới đây chính là hình ảnh ngân hàng trong nước sẽ tương đồng với khu vực và thế giới.

“Trước mắt, việc thu phí sẽ tạo động lực cho các ngân hàng phục vụ dân chúng. Người dân quen miễn phí rồi nên khi mất phí phải có ý thức, cân nhắc rút tiền lúc nào để phù hợp”, ông Tiên cho hay.

Vị đại diện NHNN hy vọng, sau ngày 1/3, chất lượng dịch vụ sẽ được nâng lên đồng thời hạn chế tối đa việc mất an toàn trong rút tiền tại ATM. Tuy nhiên, ông Tiên cũng không đảm bảo sẽ chấm dứt hoàn toàn việc người sử dụng thẻ phải xếp hàng dài chờ rút tiền hoặc các cây ATM thường xuyên bị ngừng hoạt động sau khi thu phí. Bởi chất lượng dịch vụ ATM còn phụ thuộc vào những yếu tố khách quan như điện, viễn thông và áp lực giao dịch rút tiền dồn vào thời điểm trả lương, dịp Lễ, Tết,....

Thông tư 35 được Ngân hàng nhà nước ban hành tháng12/ 2012, mức phí áp dụng tối đa cho một giao dịch rút tiền nội mạng tại các ngân hàng thương mại từ ngày 1/3 là 1.000 đồng, tiếp đó tăng dần lên 2.000 đồng vào năm 2013 và lên 3.000 đồng từ năm 2015 trở đi. Tính đến nay, toàn thị trường có 50 tổ chức phát hành thẻ, khoảng 50 triệu thẻ ghi nợ nội địa và 15.000 máy ATM.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tiến Sơn ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN