Phát hiện thiên hà xoắn ốc lâu đời nhất
Các nhà thiên văn học đã phát hiện thiên hà xoắn ốc lâu đời nhất trong vũ trụ, được hình thành cách đây 10,7 tỷ năm.
Tiến sĩ David R. Law và các cộng sự thuộc trường đại học Toronto (Canada) đã sử dụng kính thiên văn Hubble để quan sát hơn 300 thiên hà và nghiên cứu các đặc điểm của chúng. Nhóm nghiên cứu đã phát hiện thấy một thiên hà trong số này, được đặt tên là BX442, dường như rất khác thường.
Sau đó, các nhà khoa học đã sử dụng kính thiên văn W. M. Keck ở Hawaii để nghiên cứu kỹ hơn về thiên hà BX442. Đầu tiên, các nhà thiên văn học nghĩ rằng nó là ảnh ảo của một thiên hà hình xoắn ốc khác trong vũ trụ. Nhưng sau khi nghiên cứu quang phổ từ 3.600 điểm quanh thiên hà này, các nhà khoa học đã xác định đây là nó là một thiên hà mới.
Các khu vực màu đỏ ở góc trên bên phải là một thiên hà lùn được kết hợp với thiên hà BX442
Các nhà thiên văn học học xác định được thiên hà xoắn ốc BX442 nằm cách Trái đất khoảng 10,7 tỷ năm ánh sáng, được hình thành khoảng 3 tỷ năm sau khi xảy ra vụ nổ Big Bang trong vũ trụ. Điều này đồng nghĩa BX442 là thiên hà lâu đời nhất trong vũ trụ được phát hiện từ trước tới nay.
Các nhà khoa học rất ngạc nhiên về hình thù của thiên thạch BX442 bởi vì họ chưng từng phát hiện một thiên hà nào có hình xoắn ốc trong thời đầu của lịch sử vũ trụ.
“Hình thù của thiên hà BX442 khiến chúng tôi rất kinh ngạc”, tiến sĩ David R. Law cho biết. “Bởi vì các nhà thiên văn học khẳng định rằng những thiên hà có hình xoắn ốc như vậy không tồn tại trong thời kỳ đầu của lịch sử vũ trụ.