Phát hiện thiên hà lâu đời nhất trong vũ trụ

Các nhà thiên văn học đã phát hiện thấy thiên hà hình thành sớm nhất trong vũ trụ từ trước tới nay, khoảng 200 triệu năm sau vụ nổ Big Bang.

Các nhà thiên văn học ước tính rằng, vũ trụ bắt đầu xuất hiện cách đây khoảng 13,7 tỷ năm sau khi xảy ra vụ nổ Big Bang. Các nghiên cứu khoa học gần đây cho rằng, những thiên hà đầu tiên được hình thành khoảng dưới 500 triệu năm sau khi vũ trụ ra đời.

Tuy nhiên, nghiên cứu mới nhất của các nhà thiên văn học thuộc trường đại học Johns Hopkins (Mỹ) đã xác định thiên hà đầu tiên hình thành trong vũ sớm hơn thời điểm trên rất nhiều. Phát hiện mới này có thể giúp làm sáng tỏ những bí ẩn về thời kỳ đầu hình thành của vũ trụ.

Phát hiện thiên hà lâu đời nhất trong vũ trụ - 1

Thiên hà lâu đời nhất được phát hiện nằm trong cụm thiên hà MACS1149+2223

Sử dụng dữ liệu được cung cấp bởi 2 kính thiên văn không gian Hubble và Spitzer, các nhà khoa học ước tính thiên hà đầu tiên trong vũ trụ lớn hơn 150 triệu lần mặt trời và được hình thành khoảng dưới 200 triệu năm sau vụ nổ Big Bang.

“Phát hiện mới giúp chúng ta hiểu rõ hơn về quá trình hình thành của các ngôi sao và các thiên hà trong thời kỳ khoảng 300 triệu đến 500 triệu năm sau vụ nổ Big Bang”, tiến sĩ Daniel Stark, thuộc trường đại học Arizona, nhận định.

Cho đến nay, các nhà khoa học biết rất ít thông tin về những thiên hà đầu tiên trong vũ trụ vì ánh sáng của chúng rất yếu, khiến khó khăn trong việc xác định khoảng cách. Một công cụ mà các nhà khoa học có thể sử dụng là so sánh giữa các thiên hà.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Phong (Live Science) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN