Phát hiện "siêu Trái đất" tồn tại sự sống?

Các nhà thiên văn học vừa phát hiện một siêu Trái đất mới trong khu vực có thể tồn tại sự sống quanh một ngôi sao lùn đỏ.

Sử dụng kính thiên văn HARPS tại Đài quan sát Nam châu Âu, tiến sĩ Xavier Bonfils và các cộng sự thuộc trường đại học Joseph Fourier (Pháp) đã phát hiện thấy một hành tinh mới được đặt tên là Gliese 163c.

Hành tinh Gliese 163c quay quanh một ngôi sao lùn đỏ thuộc chòm sao Dorado cách Trái đất 49 năm ánh sáng và có chu kỳ quỹ đạo là 26 ngày. Nó có khối lượng lớn hơn Trái đất 6,9 lần và bán kính lớn gấp từ 1,8 đến 2,4 lần so hành tinh của chúng ta.

Phát hiện "siêu Trái đất" tồn tại sự sống? - 1

Hình ảnh mô phỏng của hành tinh Gliese 163c mới được phát hiện

Các nhà khoa học tin rằng hành tinh Gliese 163c là một siêu Trái đất. Điều này đồng nghĩa nó có thể tồn tại nước ở dạng lỏng – một trong những yếu tố cần thiết để sự sống phát triển.

Hành tinh Gliese 163c nhận trung bình khoảng 40% ánh sáng từ ngôi sao mẹ nhiều hơn so với Trái đất nhận ánh sáng từ Mặt trời. Điều này có đồng nghĩa nhiệt độ Gliese 163c có thể nóng hơn so với trên hành tinh của chúng ta.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Phong (Theo Daily Mail) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN