Phát hiện lỗ đen vũ trụ lớn gấp 350 triệu lần mặt trời

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Lỗ đen này là lõi của một thiên hà nhưng hiện nó đã có kích thước lớn hơn cả thiên hà chứa nó.

Các nhà thiên văn học vừa phát hiện ra một lỗ đen siêu khủng ở trung tâm của một thiên hà, điều đặc biệt là lỗ đen này có kích thước lớn hơn nhiều lần so với những gì giới khoa học từng biết. So với Mặt Trời, lỗ đen này lớn hơn 350 triệu lần.

Phát hiện lỗ đen vũ trụ lớn gấp 350 triệu lần mặt trời - 1

Lỗ đen hút khí và các vật chất xung quanh để phình lên nhanh chóng (Cắt từ clip mô phỏng của NASA)

Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà thiên văn của trường Đại học Keele và Đại học Central Lancashire (Anh). Các thông tin chi tiết sẽ được công bố trong báo cáo hằng tháng của Hiệp hội Thiên văn học Hoàng gia Anh.

Theo thông tin do CNN dẫn lại, lỗ đen này bản chất thuộc về thiên hà có tên SAGE0536AGN. Trước đó, thiên hà này được phát hiện bởi kính viễn vọng Spiter của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA). Các nhà khoa học nghĩ rằng thiên hà SAGE0536AGN đã có 9 tỷ năm tuổi.

Nhóm nghiêm cứu khẳng định sự tồn tại của lỗ đen ở trung tâm thiên hà thông qua việc đo tốc độ xoáy khí xung quanh nó. Sau đó, họ sử dụng một kính viễn vọng lớn ở miền Nam châu Phi để thu thập thêm thông tin, xác định kích thước lỗ đen.

Tuy nhiên, phát hiện lần này đã phá tan nhiều lý thuyết về sự phát triển của thiên hà. Các dữ liệu chỉ ra rằng, lỗ đen lớn hơn 30 lần kích thước của thiên hà, đây cũng là kích thước không tưởng đối với một lỗ đen mà các nhà khoa học từng tìm thấy. Điều này cho thấy lỗ đen này đã phát triển nhanh hơn so với các thành phần xung quanh thiên hà.

Ở hầu hết các thiên hà, lỗ đen dù lớn tới đâu cũng chỉ thường có xu hướng phát triển ngang với kích thước của thiên hà mà nó thuộc về. Trong trường hợp này, các nhà khoa học lý giải cho sự phình to của lỗ đen là do lỗ đen đã nuốt chửng khí và các vật chất xung quanh ở trung tâm thiên hà với một tốc độ đáng kinh ngạc.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Phạm (Theo CNN) ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN