Phát hiện hàng loạt động vật quý hiếm từ bẫy ảnh trong rừng sâu

Sự kiện: Thời sự
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc
Nữ miền Bắc

Sau khi bí mật đặt các bẫy ảnh trong rừng sâu, Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt (huyện Quế Phong, Nghệ An) đã phát hiện nhiều loài động vật hoang dã, động vật quý hiếm có trong sách đỏ.

Phát hiện hàng loạt động vật quý hiếm từ bẫy ảnh trong rừng sâu - 1

Thực hiện đề tài "Giám sát sự xuất hiện của các loài thú (Mammalia)”, vừa qua Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù Hoạt đã thực hiện phương pháp đặt bẫy ảnh tự động để ghi nhận và khẳng định sự hiện diện các loài động vật hoang dã tại khu vực Hón Túi, Hón Giai ở xã Đồng Văn và xã Thông Thụ (huyện Quế Phong, Nghệ An).

Phát hiện hàng loạt động vật quý hiếm từ bẫy ảnh trong rừng sâu - 2

Theo đó, Phòng Khoa học và Hợp tác Quốc tế phối hợp với Trạm Quản lý bảo vệ rừng Đồng Văn 1 đã tiến hành đặt 6 máy bẫy ảnh tự động để ghi nhận các loại động vật. Việc đặt máy bẫy ảnh được các cán bộ lựa chọn những vị trí là đường đi của các loài động vật hoặc vị trí động vật tìm đến.

Để có hiệu quả, các cán bộ Khu BTTN Pù Hoạt đã rải thức ăn để dẫn dụ các loài động vật đến trước các khu vực đặt máy bẫy ảnh.

Kết quả đã thu được những hình ảnh cho thấy sự tồn tại của nhiều loại động vật hoang dã, động vật quý hiếm xuất hiện trong Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt.

Nhiều loài động vật được ghi nhận vào ban đêm.

Phát hiện hàng loạt động vật quý hiếm từ bẫy ảnh trong rừng sâu - 9

Nhiều loài động vật ghi nhận vào ban ngày.

Phát hiện hàng loạt động vật quý hiếm từ bẫy ảnh trong rừng sâu - 10

Hình ảnh con vượn má trắng được ghi nhận tại khu vực Pù Nhíp (xã Thông Thụ, huyện Quế Phong, Nghệ An).

Những con voọc xám được ghi nhận tại xã Thông Thụ (huyện Quế Phong).

Phát hiện hàng loạt động vật quý hiếm từ bẫy ảnh trong rừng sâu - 13

Ông Nguyễn Văn Sinh - Giám đốc Khu BTTN Pù Hoạt cho biết: Thời gian qua đơn vị đã sử dụng công nghệ bẫy ảnh trong điều tra, giám sát đa dạng sinh học tại khu bảo tồn và thu được nhiều kết quả quan trọng. "Việc đặt bẫy ảnh đã giúp cho khu bảo tồn ghi nhận sự có mặt của nhiều loài thú. Đặc biệt, có các loài thú nguy cấp, quý‎ hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam và sách đỏ IUCN. Kết quả thu được từ bẫy ảnh đã giúp chúng tôi xác định được các mối đe dọa và nguy cơ tác động đến sự đa dạng sinh học trong khu bảo tồn. Từ đó, đưa ra các biện pháp quản lý, bảo tồn một cách có hiệu quả", ông Sinh nói.

Theo ông Sinh, việc bẫy ảnh ghi lại các loài động vật quý‎ hiếm nhằm cung cấp tư liệu giúp quảng bá, tuyên truyền về những loài động vật cần được bảo vệ và cấm săn bắt. Đặc biệt, bẫy ảnh sẽ giúp hạn chế săn, bắn trái phép, khai thác rừng bất hợp pháp. Trong ảnh là con khỉ mặt đỏ phát hiện tại khe Nậm Cân (xã Thông Thụ, huyện Quế Phong).

Phát hiện hàng loạt động vật quý hiếm từ bẫy ảnh trong rừng sâu - 16

Khu BTTN Pù Hoạt là một trong ba vùng lõi của Khu Dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An, với tổng diện tích quản lý hơn 85.000ha rừng và đất lâm nghiệp. Nơi đây được các tổ chức quốc tế và các nhà khoa học trong và ngoài nước đánh giá là nơi có tính đa dạng sinh học cao, với nhiều loài động, thực vật nguy cấp, quý hiếm.

Đến nay, Khu BTTN Pù Hoạt đã ghi nhận, xác định được 2.425 loài và dưới loài thuộc 885 chi, 208 họ của 6 ngành thực vật bậc cao có mạch. Bên cạnh đó, Khu BTTN Pù Hoạt còn thống kê được 130 loài có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng, trong đó 112 loài có trong sách đỏ Việt Nam. Về động vật xác định được có 1.315 loài thuộc 221 họ, 56 bộ. Thống kê được 199 loài có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng ở các mức độ khác nhau, trong đó 91 loài có trong sách đỏ Việt Nam.

Nguồn: [Link nguồn]

Liên tục trong hai ngày, người dân trên địa bàn TP Thủ Đức và quận Bình Tân, TP.HCM đã bắt được tê tê và trăn gấm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Ngọc Tú ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN