Phát hiện căn hầm bí mật của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh

Sau gần 70 năm bị chôn vùi dưới lòng đất, căn hầm bí mật của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và những chiến sĩ cách mạng năm 1945-1946 nằm ngay giữa lòng TP.Huế tình cờ được phát hiện.

Trong lúc sửa chữa ngôi nhà 191 (số 95A cũ) trên đường Trần Hưng Đạo, TP.Huế, ông Mai Văn Huế (người cháu được ủy quyền hương khói Đại tướng Nguyễn Chí Thanh) đã tình cờ phát hiện căn hầm hoạt động bí mật của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và Uỷ ban kháng chiến Việt Minh Trung Bộ thời kỳ chống Pháp (1945- 1946) tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã bị chôn vùi dưới lòng đất gần 70 năm.  

Phát hiện căn hầm bí mật của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - 1

Ông Mai Văn Huế, người trông coi ngôi nhà, đã phát hiện ra căn hầm này.

Căn hầm dài 5m, rộng 1,5m và cao 1,2m, có 4 bậc đi xuống được đúc bằng gạch đặc xi măng kiên cố.  

Ông Mai Ngân (85 tuổi, trú tại 394C Bờ Sông Hương, phường Phú Cát, TP Huế), nguyên là điệp viên tình báo ban II (thuộc Ty công an tỉnh Thừa Thiên Huế), cho biết, việc tìm ra căn hầm bí mật của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và Uỷ ban kháng chiến Trung Bộ giúp khẳng định đây là một chứng tích cách mạng có ý nghĩa lịch sử rất quan trọng.

Phát hiện căn hầm bí mật của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - 2

Ông Mai Ngân (85 tuổi, trú tại 394C Bờ Sông Hương, phường Phú Cát, TP Huế), nguyên là điệp viên tình báo ban II (thuộc Ty công an tỉnh Thừa Thiên Huế) khẳng định: “Đây chính là căn hầm bí mật của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh thời ông làm liên lạc”.

Theo lời kể của ông Mai Ngân, khoảng tháng 12/1946, sợ quân Pháp đổ bộ bao vây thành phố lần thứ 2 nên ông Thái Lợi đã tìm cách giấu Đại tướng và chiến sĩ bằng cách cho đào hầm bí mật để tránh sự truy bắt của thực dân Pháp.

Nơi đây trở thành căn cứ nuôi dưỡng và che giấu những người hoạt động cách mạng yêu nước, trong đó có Đại tướng Nguyễn Chí Thanh. Đại tướng còn chọn ngôi nhà này là nơi hội họp, địa điểm huấn luyện đội ngũ cán bộ, nơi liên lạc của các đồng chí lãnh đạo tỉnh ủy lúc bấy giờ.  Đây là cũng là cơ sở cách mạng đầu tiên ở TP.Huế từ trước cách mạng tháng 8/1945 đến năm 1954.

Căn nhà 95A vốn là nhà của nhà đại tư sản yêu nước Thái Lợi (tên thật là Hồ Diễn), một trong những người đã cống hiến rất nhiều tiền của, vàng bạc ủng hộ cho cách mạng. Để chuẩn bị cho công cuộc tổng khởi nghĩa chống thực dân Pháp, Uỷ ban kháng chiến và Ban tình báo Liên khu V đã hội họp tại đây.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Trân ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN