Phân làn tách ô tô, xe máy trên đường Nguyễn Trãi: Đi sai làn bị phạt bao nhiêu tiền?

Sự kiện: Tin nóng

Mặc dù đã được dựng dải phân cách cứng chia làn nhưng nhiều xe máy và ô tô vẫn đi đan xen nhau trên đường Nguyễn Trãi (Hà Nội).

Đường Nguyễn Trãi vẫn xảy ra ùn tắc sau khi được phân làn cứng

Đường Nguyễn Trãi vẫn xảy ra ùn tắc sau khi được phân làn cứng

Bắt đầu từ ngày 6/8, Sở GTVT Hà Nội tổ chức thí điểm phân làn phương tiện trên đường Nguyễn Trãi (đoạn từ hầm chui Khuất Duy Tiến – Ngã Tư Sở) để tách ô tô, xe máy đi làn riêng.

Đoạn đường thí điểm được lắp đặt 4 đoạn dải phân cách cứng dài gần 750m với mũi tên phản quang, trụ chống va xô kết hợp hàng rào cơ động có thể thu vào, kéo ra.

Mặc dù là con đường được xây dựng 5 làn mỗi chiều nhưng đoạn đường từ hầm chui Khuất Duy Tiến đến Ngã Tư Sở thường xuyên xảy ra tình trạng xung đột giao thông, ùn tắc. Vì vậy, mục đích của việc phân làn là để giảm tình trạng ùn tắc giao thông do xe máy, ôtô đan xen nhau.

Tại các điểm nút giao thông vào giờ cao điểm, cảnh sát giao thông và thanh tra giao thông được bố trí để điều khiển, hướng dẫn các phương tiện đi đúng làn đường. Tuy nhiên, sau vài ngày dải phân cách cứng được dựng lên, tình trạng xe máy và ô tô vẫn đi vào làn của nhau vẫn xảy ra.

Việc đi sai làn đường, không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông không chỉ tiềm ẩn nguy cơ tai nạn mà có thể khiến người tham gia giao thông mất tiền vì vi phạm luật an toàn giao thông.

Luật sư Giang Hồng Thanh – Văn phòng luật sư Giang Thanh (Đoàn luật sư Hà Nội)

Luật sư Giang Hồng Thanh – Văn phòng luật sư Giang Thanh (Đoàn luật sư Hà Nội)

Trao đổi với PV, luật sư Giang Hồng Thanh – Văn phòng luật sư Giang Thanh (Đoàn luật sư Hà Nội) cho biết, việc xử lý vi phạm với hành vi điều khiển xe đi không đúng làn đường và hành vi không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông được tại Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (Nghị định 100/2019/NĐ-CP), sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP.

Cụ thể, đối với xe ô tô, các loại xe tương tự xe ô tô, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng về các hành vi “điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều)”.

Mức phạt tương tự cũng áp dụng với tài xế có vi phạm “không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông”.

Đối với xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng về hành vi “điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều)”.

Với hành vi “không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông”, người điều khiển mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Luật sư Diệp Năng Bình – Văn phòng luật sư Tinh thông luật (Đoàn luật sư TP Hồ Chí Minh)

Luật sư Diệp Năng Bình – Văn phòng luật sư Tinh thông luật (Đoàn luật sư TP Hồ Chí Minh)

Luật sư Diệp Năng Bình – Văn phòng luật sư Tinh thông luật (Đoàn luật sư TP Hồ Chí Minh) cho biết thêm, đối với xe ô tô, các loại xe tương tự xe ô tô đi không đúng làn đường, phần đường gây tai nạn giao thông sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng – 12.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng.

Xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) đi không đúng làn đường, phần đường gây tai nạn giao thông phạt tiền từ 4.000.000 – 5.000.000 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng.

Đối với xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện, tài xế sẽ bị phạt tiền từ 80.000 - 100.000 đồng về hành vi đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều).

Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01-03 tháng. Nếu thực hiện hành vi trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 -04 tháng.

Hà Nội: Sau 3 ngày tổ chức phân làn, đường Nguyễn Trãi vẫn tắc dài trong ngày đầu tuần 

Bước vào ngày thứ 3 tổ chức thí điểm phân làn phương tiện tách riêng ô tô, xe máy trên đường Nguyễn Trãi, thì tình trạng ùn tắc vẫn xảy ra, do ôtô và xe máy vẫn đi vào...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bảng Anh ([Tên nguồn])
Tin nóng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN