Ông lão hơn 20 năm kiếm tiền từ lòng đất ở TP.HCM

Sự kiện: Nhịp sống 24h

Hơn 20 năm qua, ông Nguyễn Văn Lính (ngụ Đồng Nai) vẫn bám trụ, gắn bó với nghề mót sắt mưu sinh tại các bãi đất ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP.HCM.

Hằng ngày, khi xe ben đổ đất, xà bần, máy cuốc san lấp mặt bằng các dự án trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP Thủ Đức) ông Nguyễn Văn Lính (65 tuổi) lại có mặt đào, nhặt các loại kim loại ẩn hiện dưới những lớp bùn, đất.

Hằng ngày, khi xe ben đổ đất, xà bần, máy cuốc san lấp mặt bằng các dự án trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP Thủ Đức) ông Nguyễn Văn Lính (65 tuổi) lại có mặt đào, nhặt các loại kim loại ẩn hiện dưới những lớp bùn, đất.

Tại các bãi đất đổ xà bần, phế liệu này, các nhóm xe ben rồi xe cuốc sẽ lần lượt gom sắt vụn trước, khi nhóm rời đi mới tới lượt ông Lính vào mót. “Không được nhặt từ đầu khi xe vừa đổ, việc tìm kiếm có khó khăn hơn nhưng nếu chịu khó sẽ tìm thấy được nhiều sắt, thép hơn so với đi lượm ve chai. Nếu "trúng quả", có ngày tôi kiếm được hơn chục ký sắt”, ông Lính cho hay.

Tại các bãi đất đổ xà bần, phế liệu này, các nhóm xe ben rồi xe cuốc sẽ lần lượt gom sắt vụn trước, khi nhóm rời đi mới tới lượt ông Lính vào mót. “Không được nhặt từ đầu khi xe vừa đổ, việc tìm kiếm có khó khăn hơn nhưng nếu chịu khó sẽ tìm thấy được nhiều sắt, thép hơn so với đi lượm ve chai. Nếu "trúng quả", có ngày tôi kiếm được hơn chục ký sắt”, ông Lính cho hay.

Những lúc không có xe đổ xà bần để theo mót, ông Lính mang theo chiếc máy dò kim loại, búa, thuổng, cuốc, cưa… tìm đến các bãi đất trống, vừa san lấp để đào sắt, thép vụn nằm dưới mặt đất.

Những lúc không có xe đổ xà bần để theo mót, ông Lính mang theo chiếc máy dò kim loại, búa, thuổng, cuốc, cưa… tìm đến các bãi đất trống, vừa san lấp để đào sắt, thép vụn nằm dưới mặt đất.

Theo ông Lính, khi máy phát tín hiệu có kim loại, người tìm có thể nhanh chóng cuốc thấy những mảnh sắt nằm nông phía trên, cũng có thể mất nhiều giờ để đào, tìm thép nằm sâu dưới đất cả mét.

Theo ông Lính, khi máy phát tín hiệu có kim loại, người tìm có thể nhanh chóng cuốc thấy những mảnh sắt nằm nông phía trên, cũng có thể mất nhiều giờ để đào, tìm thép nằm sâu dưới đất cả mét.

Cứ sau một này đào, mót trên các bãi đất, ông Lính chở số sắt thép kiếm được về tập kết trước căn chòi dựng ở tạm bên bãi đất trống trong đô thị mới Thủ Thiêm. Những thanh, ống sắt thép dài ông phải dùng cưa cắt thành từng đoạn ngắn, dùng búa để đập sạch lớp bùn đất, gỉ sét mới có thể bán cho các vựa ve chai.

Cứ sau một này đào, mót trên các bãi đất, ông Lính chở số sắt thép kiếm được về tập kết trước căn chòi dựng ở tạm bên bãi đất trống trong đô thị mới Thủ Thiêm. Những thanh, ống sắt thép dài ông phải dùng cưa cắt thành từng đoạn ngắn, dùng búa để đập sạch lớp bùn đất, gỉ sét mới có thể bán cho các vựa ve chai.

Người đàn ông 65 tuổi này cho biết, ông làm công việc mót sắt ở Thủ Thiêm để mưu sinh đã hơn 20 năm nay. Khi mới làm công việc này, ông chủ yếu làm nghề lặn tìm kim loại dưới đáy sông Sài Gòn. Gần chục năm trước, khi khu vực Thủ Thiêm bắt đầu giải toả, ông chuyển lên tìm sắt, thép trên mặt đất…

Người đàn ông 65 tuổi này cho biết, ông làm công việc mót sắt ở Thủ Thiêm để mưu sinh đã hơn 20 năm nay. Khi mới làm công việc này, ông chủ yếu làm nghề lặn tìm kim loại dưới đáy sông Sài Gòn. Gần chục năm trước, khi khu vực Thủ Thiêm bắt đầu giải toả, ông chuyển lên tìm sắt, thép trên mặt đất…

…Đó cũng là thời điểm cả gia đình ông phải chuyển về huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) sinh sống sau gần 10 năm cư ngụ tại Thủ Thiêm khi nơi đây bắt đầu triển khai hạ tầng dự án đô thị mới. Vì đã gắn bó với Thủ Thiêm, quen nghề nên nhiều năm qua ông vẫn quay lại đây để kiếm sống bằng công việc này.

…Đó cũng là thời điểm cả gia đình ông phải chuyển về huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) sinh sống sau gần 10 năm cư ngụ tại Thủ Thiêm khi nơi đây bắt đầu triển khai hạ tầng dự án đô thị mới. Vì đã gắn bó với Thủ Thiêm, quen nghề nên nhiều năm qua ông vẫn quay lại đây để kiếm sống bằng công việc này.

Sau khoảng hơn một tuần, chủ vựa ve chai tới thu mua đống phế liệu một lần tại chòi tạm bằng ống cống, che bạt cũ của ông trong khu đô thị. Trung bình mỗi ngày ông kiếm được trên dưới 200.000 đồng, thỉnh thoảng trúng mánh có thể được gần 1 triệu, có nhiều ngày chỉ được vài chục nghìn.

Sau khoảng hơn một tuần, chủ vựa ve chai tới thu mua đống phế liệu một lần tại chòi tạm bằng ống cống, che bạt cũ của ông trong khu đô thị. Trung bình mỗi ngày ông kiếm được trên dưới 200.000 đồng, thỉnh thoảng trúng mánh có thể được gần 1 triệu, có nhiều ngày chỉ được vài chục nghìn.

“Trước đợt dịch COVID-19, sau một ngày mót sắt tôi sẽ chạy xe máy về với vợ và các cháu ở Nhơn Trạch. Từ khi có dịch bùng phát kéo dài, đã gần 6 tháng nay tôi ở hẳn tại căn chòi này tiếp tục nhặt phế liệu mưu sinh”, người đàn ông tóc muối tiêu chia sẻ.

“Trước đợt dịch COVID-19, sau một ngày mót sắt tôi sẽ chạy xe máy về với vợ và các cháu ở Nhơn Trạch. Từ khi có dịch bùng phát kéo dài, đã gần 6 tháng nay tôi ở hẳn tại căn chòi này tiếp tục nhặt phế liệu mưu sinh”, người đàn ông tóc muối tiêu chia sẻ.

Trong thời gian giãn cách xã hội đến hiện tại, sau khi đi mót sắt về ông thường men theo các lối mòn, qua các bụi cây cỏ rậm rạp tìm đến các đầm nước, con rạch gần chòi để kiếm con cá, mớ rau quả dại.

Trong thời gian giãn cách xã hội đến hiện tại, sau khi đi mót sắt về ông thường men theo các lối mòn, qua các bụi cây cỏ rậm rạp tìm đến các đầm nước, con rạch gần chòi để kiếm con cá, mớ rau quả dại.

Ông lão hơn 20 năm kiếm tiền từ lòng đất ở TP.HCM - 11

Ông đặt chiếc lú bắt cá tại các con rạch, thỉnh thoảng ra tháo lú mang cá về kho ăn dần. Ngoài ra ông còn mò ốc, bắt của quanh khu vực.

Ông đặt chiếc lú bắt cá tại các con rạch, thỉnh thoảng ra tháo lú mang cá về kho ăn dần. Ngoài ra ông còn mò ốc, bắt của quanh khu vực.

Để có thêm rau xanh ông Lính thường hái rau muống dại tại các hồ nước xung quanh, hái những quả bần về nấu canh chua, cắt dừa nước về uống. “Những ngày bắt được, tôm cá, hái rau dại tôi chỉ cần mua gạo về nấu, còn lúc bận việc quá thì mua cơm hộp ăn, nước uống mua chai”, thợ mót sắt này cho biết.

Để có thêm rau xanh ông Lính thường hái rau muống dại tại các hồ nước xung quanh, hái những quả bần về nấu canh chua, cắt dừa nước về uống. “Những ngày bắt được, tôm cá, hái rau dại tôi chỉ cần mua gạo về nấu, còn lúc bận việc quá thì mua cơm hộp ăn, nước uống mua chai”, thợ mót sắt này cho biết.

Căn chòi che chắn bằng những tấm bạt, miếng gỗ cũ để che nắng, mưa gió, ông Lính chế thêm chiếc đèn dầu để có ánh sáng, bớt lạnh lẽo hơn khi tối đến.

Căn chòi che chắn bằng những tấm bạt, miếng gỗ cũ để che nắng, mưa gió, ông Lính chế thêm chiếc đèn dầu để có ánh sáng, bớt lạnh lẽo hơn khi tối đến.

Những ngày thời tiết trở lạnh vào ban đêm, ông phải nhóm thêm đống lửa nhỏ bên cạnh để vừa đuổi muỗi, giữ ấp vừa thắp sáng cho bớt cô đơn khi không ở bên gia đình. Hàng ngày ông vẫn nói chuyện qua điện thoại với vợ con, ông mong bớt dịch để đi về, thăm vợ con và các cháu. “Mặc dù lớn tuổi rồi nhưng tôi vẫn muốn tự lập, không muốn làm phiền con cái, bận lòng về mình. Gắng làm thêm vài năm nữa chứ cũng lớn tuổi rồi”, ông Lính chia sẻ.

Những ngày thời tiết trở lạnh vào ban đêm, ông phải nhóm thêm đống lửa nhỏ bên cạnh để vừa đuổi muỗi, giữ ấp vừa thắp sáng cho bớt cô đơn khi không ở bên gia đình. Hàng ngày ông vẫn nói chuyện qua điện thoại với vợ con, ông mong bớt dịch để đi về, thăm vợ con và các cháu. “Mặc dù lớn tuổi rồi nhưng tôi vẫn muốn tự lập, không muốn làm phiền con cái, bận lòng về mình. Gắng làm thêm vài năm nữa chứ cũng lớn tuổi rồi”, ông Lính chia sẻ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lê Quân ([Tên nguồn])
Nhịp sống 24h Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN