Ông Chấn bác tin đòi bồi thường hơn 1 tỷ đồng

Chiều 3/3, trao đổi với PV Dân Việt, ông Nguyễn Thanh Chấn khẳng định rằng ông cũng như gia đình chưa hề có đơn gửi TAND Tối cao yêu cầu bồi thường về việc phải đi tù oan 10 năm.

Anh Nguyễn Chí Quyết (con trai cả của ông Nguyễn Thanh Chấn, SN 1961, ở thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) cũng khẳng định với PV: "Gia đình chưa có đơn hay yêu cầu gì mà không hiểu sao có báo lại đưa thông tin bố tôi yêu cầu bồi thường hơn 1 tỷ đồng. Tôi đã hỏi lại chỗ bác Thân Văn Hoạt và bác Thân Thị Hải, hai người vốn thường giúp đỡ gia đình tôi trong việc kêu oan, nhưng họ nói chưa biết gì về chuyện này".

Ông Chấn bác tin đòi bồi thường hơn 1 tỷ đồng - 1

Ông Nguyễn Thanh Chấn bên cạnh vợ (trái sang).

"Đến nay, tôi cũng chưa chính thức ủy quyền cho ai trong việc yêu cầu bồi thường. Tôi chỉ dự tính để cho vợ tôi là Nguyễn Thị Chiến cùng với bác Hoạt, bác Hải giúp mình trong việc yêu cầu Nhà nước bồi thường vì bị đi tù oan 10 năm" - ông Nguyễn Thanh Chấn khẳng định.

Để thực hiện việc yêu cầu bồi thường, theo LS Trịnh Anh Dũng (Đoàn luật sư TP.Hà Nội), ông Chấn cần phải làm những thủ tục sau: Cơ quan chịu trách nhiệm bồi thường trong vụ án ông Nguyễn Thanh Chấn là TAND Tối cao. Cơ quan này đã xử phúc thẩm và ra bản án có hiệu lực pháp luật đối với ông Chấn (tù chung thân về tội giết người), dẫn đến việc công dân này phải ngồi tù oan suốt 10 năm. Vì thế, theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Thông tư liên tịch số 05/2012 của Viện KSND Tối cao, TAND Tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự thì các bước sẽ như sau:

Người bị thiệt hại, thân nhân của người bị thiệt hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ phải gửi đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại đến cơ quan có trách nhiệm bồi thường. Đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại phải có các nội dung chính theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và các nội dung khác theo Mẫu đơn số 01a, 01b kèm theo Thông tư liên tịch số 05/2012.

Kèm theo đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại phải có các giấy tờ sau đây: Quyết định, bản án đã có hiệu lực pháp luật làm cơ sở để xác định thuộc trường hợp được bồi thường. Bản chính hoặc bản sao hợp lệ một trong các loại giấy tờ tùy thân của người bị thiệt hại. Trường hợp người bị thiệt hại không trực tiếp gửi đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại mà người đại diện hợp pháp của họ thay mặt, thì phải có giấy ủy quyền của người bị thiệt hại và các giấy tờ chứng minh nhân thân của người được ủy quyền như: Chứng minh thư nhân dân hoặc xác nhận của chính quyền địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi người bị thiệt hại làm việc; các tài liệu, chứng từ hợp lệ để chứng minh các khoản chi phí hợp lý, thu nhập của người bị thiệt hại trước khi bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù (nếu có).

Thời hiệu yêu cầu bồi thường là 2 năm kể từ ngày có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự xác định người bị thiệt hại không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc không thực hiện hành vi phạm tội thuộc một trong các trường hợp được bồi thường.

Sau khi người yêu cầu bồi thường gửi đơn lên cơ quan chức năng, việc giải quyết được thực hiện theo các bước: Thụ lý đơn yêu cầu bồi thường; Tổ chức giải quyết bồi thường; Xác minh thiệt hại; Thương lượng việc bồi thường; Quyết định giải quyết bồi thường; Giao quyết định giải quyết bồi thường cho người được bồi thường; Khôi phục danh dự cho người bị thiệt hại.

Sau khi cơ quan chức năng ra quyết định giải quyết bồi thường, nếu không đồng ý với quyết định trên, người được bồi thường có quyền kiện quyết định đó ra tòa án để được giải quy

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lương Kết - Thắng Quang (Dân Việt)
Vụ án oan 10 năm ở Bắc Giang Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN