Nước trên Mặt trăng đủ để con người sử dụng

Mặt trăng được bao phủ bởi đất đá chứa một lượng nước có thể đủ để duy trì cuộc sống của con người, theo kết quả nghiên cứu mới công bố.

Các nhà khoa học thuộc trường đại học Tennessee (Mỹ) đã tiến hành phân tích những mẫu đất đá được thu thập trên Mặt trăng trong các sứ mệnh của tàu vũ trụ Apollo và phát hiện hiện thấy rằng những mẫu vật này chứa nước ở dạng hợp chất hydroxyl (HO).

Bằng chứng về nước tồn tại trên Mặt trăng chỉ được khẳng định trong những năm gần đây sau khi vệ tinh của Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) phát hiện thấy những giọt nước băng trên bề mặt của Mặt trăng vào năm 2009. Trước đó, các giả thuyết khoa học đều cho rằng vệ tinh tự nhiên của Trái đất hoàn toàn khô hạn.

Nước trên Mặt trăng đủ để con người sử dụng - 1

Phát hiện hợp chất của nước trên Mặt trăng

Mặc dù đã tìm thấy bằng chứng nước tồn tại trên Mặt trăng, nhưng các nhà khoa học vẫn tiếp tục tranh luận về nguồn gốc của nước trên vệ tinh này. Một số giả thuyết cho rằng thiên thạch hay các mảnh rác vũ trụ đã mang nước tới Mặt trăng.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu của trường đại học Tennessee cho rằng nước phần lớn hình thành trên bề mặt của Mặt trăng bởi các luồn hạt phân tử mang điện tích từ gió mặt trời.  Trong khi từ trường của Trái đất làm chệch hướng gió mặt trời  khỏi hành tinh của chúng ta, nhưng Mặt trăng không có hệ thống bảo vệ này.

Kết quả nghiên cứu mẫu vật từ Mặt trăng cho thấy chúng có những đặc tính tương tự như các phân tử hyđrô trong gió mặt trời. Các nhà khoa học cho rằng hyđrô được gió mặt trời mang tới Mặt trăng sau đó kết hợp với ôxy để tạo thành hợp chất hydroxyl.

Tiến sĩ Youxue Zhang, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi cho thất rằng thành phần hydroxyl rất phổ biến trên Mặt trăng. Mặc dù hợp chất này không phải là nước ở dạng lỏng hay đóng băng, nhưng có thể dễ dàng được sử dụng cho các trạm mặt trăng có người ở trong tương lai”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Phong (Theo Telegraph) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN