Nước sông Bắc Hưng Hải đen kịt

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải phục vụ nước tưới cho đồng bằng Bắc Bộ bị ô nhiễm, nước đen kịt và đầy rác, tôm cá không thể sinh sống.

Hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải được xây dựng năm 1958, gồm sông, đập dài hơn 230 km, trạm bơm, đê điều phục vụ tưới tiêu, thoát úng cho bốn tỉnh thành là Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên và Hải Dương.

Hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải được xây dựng năm 1958, gồm sông, đập dài hơn 230 km, trạm bơm, đê điều phục vụ tưới tiêu, thoát úng cho bốn tỉnh thành là Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên và Hải Dương.

Thời điểm xây dựng, đây là công trình thủy lợi lớn nhất miền Bắc với hàng trăm con kênh lớn nhỏ dẫn nước từ sông Hồng và Thái Bình tưới tiêu cho phần lớn vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Nằm ở đầu nguồn cũng là nhánh của hệ thống thủy lợi này là sông Cầu Bây dài hơn 12 km từ phường Việt Hưng, Long Biên đổ ra hệ thống sông Bắc Hưng Hải tại cửa xả Xuân Thụy ở xã Kiêu Kỵ, Gia Lâm, TP Hà Nội.

 Một cống dẫn nước thải dân sinh, công nghiệp (màu đen) ở xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đổ vào dòng chính của sông Bắc Hưng Hải. Hàng trăm điểm thải như trên   khiến hệ thống thủy lợi ô nhiễm.

Một cống dẫn nước thải dân sinh, công nghiệp (màu đen) ở xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đổ vào dòng chính của sông Bắc Hưng Hải. Hàng trăm điểm thải như trên khiến hệ thống thủy lợi ô nhiễm.

Trong hội nghị đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ xử lý ô nhiễm môi trường hệ thống công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải hôm 14/5, các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh cho rằng nguồn thải lớn gây ô nhiễm lớn xuất phát từ Hà Nội và đề nghị thành phố quyết tâm hơn nữa trong việc giải quyết tình trạng này.

 Cống thoát nước ở khu công nghiệp Hà Nội - Đài Tư chảy ra sông Cầu Bây. Ngoài các cống của khu công nghiệp, dọc sông này còn có hàng trăm cống thoát nước dân sinh chưa qua xử lý chảy ra, nước đen đặc, bốc mùi  hôi thối, không có dấu hiệu sự sống của sinh vật.

Cống thoát nước ở khu công nghiệp Hà Nội - Đài Tư chảy ra sông Cầu Bây. Ngoài các cống của khu công nghiệp, dọc sông này còn có hàng trăm cống thoát nước dân sinh chưa qua xử lý chảy ra, nước đen đặc, bốc mùi hôi thối, không có dấu hiệu sự sống của sinh vật.

 Dọc sông dòng chính Bắc Hưng Hải có hàng trăm cơ sở sản xuất nhỏ lẻ xả thải trực tiếp. Khu công nghiệp Tân Quang, huyện Văn  Lâm, tỉnh Hưng Yên, có một cống Ngọc Đà xả ra dòng chính Bắc Hưng Hải. Xung quanh khu công nghiệp này có nhiều cống xả thải phụ.

Dọc sông dòng chính Bắc Hưng Hải có hàng trăm cơ sở sản xuất nhỏ lẻ xả thải trực tiếp. Khu công nghiệp Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, có một cống Ngọc Đà xả ra dòng chính Bắc Hưng Hải. Xung quanh khu công nghiệp này có nhiều cống xả thải phụ.

Tháng 3/2024, Hưng Yên lấy 96 mẫu nước thì 84 mẫu vượt quy chuẩn cho phép về môi trường, chủ yếu là các chất hữu cơ, vi sinh như COD, BOD5, NH4, PO 3-Coliform.

Trong ảnh là đoạn kênh ở thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm đổ ra sông Bắc Hưng Hải ngập rác từ các hộ kinh doanh.

 Trạm bơm Như  Quỳnh lấy nước từ sông Bắc Hưng Hải tưới cho đồng ruộng của tỉnh Bắc Ninh. Nhiều loại rác thải xuôi dòng đổ về khiến đơn vị vận hành phải lắp hệ thống thu rác tự động ở cửa lấy nước. Cứ khoảng 1-2 tháng   rác lại chất thành đống, chuyển đi xử lý một lần.

Trạm bơm Như Quỳnh lấy nước từ sông Bắc Hưng Hải tưới cho đồng ruộng của tỉnh Bắc Ninh. Nhiều loại rác thải xuôi dòng đổ về khiến đơn vị vận hành phải lắp hệ thống thu rác tự động ở cửa lấy nước. Cứ khoảng 1-2 tháng rác lại chất thành đống, chuyển đi xử lý một lần.

 Đầu tháng  3, nước từ Bắc Hưng Hải lấy vào đồng ruộng xã Đồng Than, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên để cấy lúa vụ hè đen ngòm, nổi bọt trắng xóa.

Đầu tháng 3, nước từ Bắc Hưng Hải lấy vào đồng ruộng xã Đồng Than, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên để cấy lúa vụ hè đen ngòm, nổi bọt trắng xóa.

Cá chết trên sông Thái Bình đoạn cửa ra của sông Bắc Hưng Hải thuộc xã Tiền Tiến, TP Hải Dương hồi tháng 4. Nguyên nhân là hàm lượng oxy thấp, hàm lượng thủy ngân cao gấp 1,67 lần cho phép.

Cá chết trên sông Thái Bình đoạn cửa ra của sông Bắc Hưng Hải thuộc xã Tiền Tiến, TP Hải Dương hồi tháng 4. Nguyên nhân là hàm lượng oxy thấp, hàm lượng thủy ngân cao gấp 1,67 lần cho phép.

 Đứng cạnh chiếc ghe bỏ không ở xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng, đoạn ra cửa sông Thái Bình, ông Vũ Văn Kế, 69 tuổi, cho biết khoảng ba năm trở lại đây khu vực này không có cá, nguồn lợi thủy sản trên dòng chính Bắc Hưng Hải không còn.

Đứng cạnh chiếc ghe bỏ không ở xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng, đoạn ra cửa sông Thái Bình, ông Vũ Văn Kế, 69 tuổi, cho biết khoảng ba năm trở lại đây khu vực này không có cá, nguồn lợi thủy sản trên dòng chính Bắc Hưng Hải không còn.

"Cá nhà tôi nuôi trên sông Thái Bình gần cửa ra của dòng Bắc Hưng Hải hồi tháng 4 cũng chết hàng loạt", ông Kế nói.

Theo Báo cáo hiện trường môi trường quốc gia giai đoạn 2016-2020, hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải ô nhiễm nhất trong lưu vực sông Hồng - Thái Bình với 90% điểm quan trắc cho thấy chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, vi sinh vật vượt ngưỡng quy chuẩn.

 Nhóm chuyên gia   Cục Viễn thám quốc gia (Bộ Tài nguyên và Môi trường) khảo sát chất lượng nước tại khu  vực trạm bơm Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.

Nhóm chuyên gia Cục Viễn thám quốc gia (Bộ Tài nguyên và Môi trường) khảo sát chất lượng nước tại khu vực trạm bơm Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.

 Dòng nước tại khu vực trạm bơm Như Quỳnh đen kịt. Người điều hành trạm bơm  nói biết nước ô nhiễm, không đảm bảo nhưng vẫn phải bơm phục vụ tưới tiêu cho tỉnh Bắc Ninh.

Dòng nước tại khu vực trạm bơm Như Quỳnh đen kịt. Người điều hành trạm bơm nói biết nước ô nhiễm, không đảm bảo nhưng vẫn phải bơm phục vụ tưới tiêu cho tỉnh Bắc Ninh.

Ông Trần Tuấn Ngọc, Cục trưởng Viễn thám quốc gia, Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho biết cùng với kết quả quan trắc, Cục sẽ sử dụng dữ liệu trực tiếp từ trạm viễn thám Vnredsat-1, Spot 6 để phân loại khu vực phát thải ô nhiễm cao, đề xuất cơ quan chức năng có biện pháp giám sát.

Hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải bao trùm Đồng bằng Bắc Bộ. Ảnh: Cục Viễn thám quốc gia

Hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải bao trùm Đồng bằng Bắc Bộ. Ảnh: Cục Viễn thám quốc gia

Nguồn: [Link nguồn]

Hải Dương - Chị Nguyễn Thị Huyền nói chưa bao giờ chịu tình cảnh cá nuôi lồng bè trên sông Thái Bình chết nhiều và kéo dài như năm nay, có đêm hơn 700 kg, nổi dày dặc không còn khe hở.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Gia Chính ([Tên nguồn])
Ô nhiễm môi trường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN