Nữ nghệ nhân duy nhất ở làng rèn Đa Sỹ

Sự kiện: 24h vạn dặm

57 tuổi, bà Tuyến vẫn miệt mài với cái nghề nặng nhọc, tưởng chừng chỉ dành cho cánh mày râu. Bà là người phụ nữ đầu tiên được phong nghệ nhân làng rèn ở Đa Sỹ (Hà Đông, Hà Nội).

Làng Đa Sỹ (phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội) là 1 trong những làng nghề rèn nổi tiếng nhất Đồng bằng Bắc Bộ. Theo người dân nơi đây, nghề rèn hình thành từ cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII, do hai cụ Nguyễn Thuần, Nguyễn Thuật người gốc Thanh Hóa truyền dạy.

Làng Đa Sỹ (phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội) là 1 trong những làng nghề rèn nổi tiếng nhất Đồng bằng Bắc Bộ. Theo người dân nơi đây, nghề rèn hình thành từ cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII, do hai cụ Nguyễn Thuần, Nguyễn Thuật người gốc Thanh Hóa truyền dạy.

Ông Hoàng Văn Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Đa Sỹ cho biết, hiện nay, cả làng có hơn 1.000 hộ đang theo nghề rèn, tất cả lò đều có phụ nữ làm hết. Năm 2018, cả làng có 12 người được Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong danh hiệu nghệ nhân, trong đó 11 nam và 1 nữ. Bà Nguyễn Thị Tuyến là người phụ nữ đầu tiên và duy nhất của làng được phong danh hiệu nghệ nhân cùng với các nghệ nhân nam.

Ông Hoàng Văn Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Đa Sỹ cho biết, hiện nay, cả làng có hơn 1.000 hộ đang theo nghề rèn, tất cả lò đều có phụ nữ làm hết. Năm 2018, cả làng có 12 người được Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong danh hiệu nghệ nhân, trong đó 11 nam và 1 nữ. Bà Nguyễn Thị Tuyến là người phụ nữ đầu tiên và duy nhất của làng được phong danh hiệu nghệ nhân cùng với các nghệ nhân nam.

Theo giới thiệu của ông Hùng, chúng tôi tìm đến lò rèn của bà Tuyến. Tuy tuổi đã cao (57 tuổi) nhưng tiếng đe, tiếng búa của bà vẫn rất mạnh mẽ bên lò rèn nóng đỏ.

Theo giới thiệu của ông Hùng, chúng tôi tìm đến lò rèn của bà Tuyến. Tuy tuổi đã cao (57 tuổi) nhưng tiếng đe, tiếng búa của bà vẫn rất mạnh mẽ bên lò rèn nóng đỏ.

Vừa rèn dao, bà chia sẻ: “Phải mất 40 năm chờ đợi mới được phong danh hiệu nghệ nhân làng rèn, đây là đợt phong danh hiệu duy nhất nên tôi cảm thấy rất vinh dự cho bản thân và gia đình”

Vừa rèn dao, bà chia sẻ: “Phải mất 40 năm chờ đợi mới được phong danh hiệu nghệ nhân làng rèn, đây là đợt phong danh hiệu duy nhất nên tôi cảm thấy rất vinh dự cho bản thân và gia đình”

Từ nhỏ bà đã quen thuộc với tiếng đe, tiếng búa. Hết lớp 9, bà nghỉ học, gắn bó với nghề rèn, học cách rèn dao thái, dao bổ cau mang ra chợ bán phụ giúp bố mẹ. Những ngày mới học nghề, bà Tuyến cầm búa không chắc tay, chặt miếng sắt không thành hình, nhiều hôm cánh tay bà mỏi rã rời, phồng rộp, đau nhức đến mất ngủ… nhưng theo thời gian, mọi công việc nặng nhọc đó bà đã thành thạo và đạt đến tầm nghệ nhân.

Từ nhỏ bà đã quen thuộc với tiếng đe, tiếng búa. Hết lớp 9, bà nghỉ học, gắn bó với nghề rèn, học cách rèn dao thái, dao bổ cau mang ra chợ bán phụ giúp bố mẹ. Những ngày mới học nghề, bà Tuyến cầm búa không chắc tay, chặt miếng sắt không thành hình, nhiều hôm cánh tay bà mỏi rã rời, phồng rộp, đau nhức đến mất ngủ… nhưng theo thời gian, mọi công việc nặng nhọc đó bà đã thành thạo và đạt đến tầm nghệ nhân.

“Để được trao bằng nghệ nhận tôi cũng phải trải qua rất nhiều gian khổ, nhiều khi bị sắt, than bắt vào người, vào mặt. Năm 2020, tôi bị tai nạn ở chân, phải nằm viện suốt hai tháng. Những ngày năm viện, nhớ tiếng búa, tiếng đe vô cùng nên khi ra viện tôi lao vào xưởng làm luôn”, bà Tuyến chia sẻ.

“Để được trao bằng nghệ nhận tôi cũng phải trải qua rất nhiều gian khổ, nhiều khi bị sắt, than bắt vào người, vào mặt. Năm 2020, tôi bị tai nạn ở chân, phải nằm viện suốt hai tháng. Những ngày năm viện, nhớ tiếng búa, tiếng đe vô cùng nên khi ra viện tôi lao vào xưởng làm luôn”, bà Tuyến chia sẻ.

Theo, bà Tuyến, mỗi lò rèn ở đây đều có một nam, một nữ, đa số họ là vợ chồng. Duy nhất lò rèn của bà cả thợ chính và thợ phụ đều là nữ bởi năm 2006 chồng bà đã chuyển nghề khác.

Theo, bà Tuyến, mỗi lò rèn ở đây đều có một nam, một nữ, đa số họ là vợ chồng. Duy nhất lò rèn của bà cả thợ chính và thợ phụ đều là nữ bởi năm 2006 chồng bà đã chuyển nghề khác.

Chị Đặng Thị Khanh, 40 tuổi, thợ phụ tại lò rèn của bà Tuyến cho biết, làm nghề rèn vất vả nhất vào những ngày hè oi bức, phải uống nước thường xuyên. Hai tai lúc nào cũng phải nhét kín bông để giảm tiếng ồn từ máy móc, tiếng búa nện suốt ngày. Mùa đông xuống dưới 10 độ C vẫn phải bật quạt để át lớp bụi than phả vào người.

Chị Đặng Thị Khanh, 40 tuổi, thợ phụ tại lò rèn của bà Tuyến cho biết, làm nghề rèn vất vả nhất vào những ngày hè oi bức, phải uống nước thường xuyên. Hai tai lúc nào cũng phải nhét kín bông để giảm tiếng ồn từ máy móc, tiếng búa nện suốt ngày. Mùa đông xuống dưới 10 độ C vẫn phải bật quạt để át lớp bụi than phả vào người.

Nữ nghệ nhân duy nhất ở làng rèn Đa Sỹ - 9

Sự nặng nhọc của nghề rèn khiến đôi bàn tay bà Tuyến chai sạn, mái tóc dày đen của bà chẳng mấy khi được dịp thả ra.

Sự nặng nhọc của nghề rèn khiến đôi bàn tay bà Tuyến chai sạn, mái tóc dày đen của bà chẳng mấy khi được dịp thả ra.

Bàn tay chai sạn nhưng làn da của bà lúc nào cũng căng bóng vì hơi nóng từ lò phả ra.

Bàn tay chai sạn nhưng làn da của bà lúc nào cũng căng bóng vì hơi nóng từ lò phả ra.

Nữ nghệ nhân duy nhất ở làng rèn Đa Sỹ - 12

Một ngày bà Tuyến hoàn thiện hơn 20 loại dao, kéo, mỗi con dao bán với mức giá từ 150.000 - 350.000 đồng tuỳ loại, nhiều người biết đến tay nghề của bà Tuyến còn đến tận nơi mua về làm quà mang ra nước ngoài.

Một ngày bà Tuyến hoàn thiện hơn 20 loại dao, kéo, mỗi con dao bán với mức giá từ 150.000 - 350.000 đồng tuỳ loại, nhiều người biết đến tay nghề của bà Tuyến còn đến tận nơi mua về làm quà mang ra nước ngoài.

Nữ nghệ nhân duy nhất ở làng rèn Đa Sỹ - 14

Những con dao bao đời nay vẫn y nguyên mẫu mã, không quá bóng bẩy như những loại dao nhập trên thị trường, thế nhưng con dao làng Đa Sỹ nói chung và dao nhà bà Tuyến nói riêng vẫn bán chạy trên thị trường nhờ chất lượng và giá cả bình dân.

Những con dao bao đời nay vẫn y nguyên mẫu mã, không quá bóng bẩy như những loại dao nhập trên thị trường, thế nhưng con dao làng Đa Sỹ nói chung và dao nhà bà Tuyến nói riêng vẫn bán chạy trên thị trường nhờ chất lượng và giá cả bình dân.

Tuổi đã cao, nhưng bà chưa muốn nghỉ ngơi bởi bà tìm thấy niềm vui trong công việc vốn nặng nhọc này. Với tình yêu nghề và muốn gìn giữ truyền thống của làng nên bà đang cố gắng truyền nghề cho người con trai cả.

Tuổi đã cao, nhưng bà chưa muốn nghỉ ngơi bởi bà tìm thấy niềm vui trong công việc vốn nặng nhọc này. Với tình yêu nghề và muốn gìn giữ truyền thống của làng nên bà đang cố gắng truyền nghề cho người con trai cả.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Phú ([Tên nguồn])
24h vạn dặm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN