Nữ đại gia Bạch Diệp: "Tôi dễ dãi nên đi tù là đúng"
Bà Bạch Diệp nói trước tòa: "Cái sai của tôi là quá tin tưởng ngân hàng và dễ dãi nên tôi đi tù là đúng".
Ngày 23-3, TAND TP.HCM tiếp tục phiên xử vụ ông Nguyễn Thành Tài (cựu phó chủ tịch UBND TP.HCM) cùng tám đồng phạm thiếu trách nhiệm trong vụ hoán đổi khu "đất vàng” 185 Hai Bà Trưng - trụ sở Trung tâm ca nhạc nhẹ TP.HCM.
Trong vụ án này, Dương Thị Bạch Diệp (Giám đốc Công ty Diệp Bạch Dương) bị cáo buộc có gian dối khi đổi nhà 57 Cao Thắng lấy 185 Hai Bà Trưng đã cung cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu thể hiện chưa thế chấp, chưa đăng ký giao dịch đảm bảo. Trong khi tài sản này đã được thế chấp tại Agribank ngày 31-12-2008 gây thiệt hại cho nhà nước hơn 186 tỉ đồng.
Bà Diệp nhớ rất rõ các tài liệu, mốc thời gian từng vụ việc. Ảnh: H.GIANG
Bị đề nghị án chung thân, tự bào chữa, bị cáo Diệp xin rút lại những giấy tờ thành tích của gia đình. Bà mong mỏi được trình bày sự thật của vụ án. “Vì đây là sinh mạng, danh dự gia đình tôi, nên tôi phải làm rõ việc tôi có thế chấp nhà 57 Cao Thắng hay không, đó chính là mấu chốt của vụ án hôm nay” - nữ bị cáo nói trong bình tĩnh.
Bà Diệp trình bày: "Năm nay tôi 73 tuổi rồi, một lời không biết nói dối. Quá trình tạm giam tôi đã khai với CQĐT là tôi chưa bao giờ tôi nói đã thế chấp 57 Cao Thắng. Tôi khẳng định tôi không lừa đảo ai, chưa từng có ý nghĩ đó. VKS buộc tội tôi lừa đảo nhưng tôi không thế chấp tài sản 57 Cao Thắng và chưa bao giờ thế chấp".
Hồ sơ án nêu hợp đồng công chứng ký ngày 31-12-2008 thể hiện bà thế chấp nhà Cao Thắng để đảm bảo cho một phần của các khoản vay 67.000 lượng vàng là không có thật. Theo bà, hôm đó bà đi Quy Nhơn. "Nếu đây là tài liệu thật, bà muốn được tận mắt nhìn thấy bản chính hợp đồng công chứng này nhưng từ trước tới giờ tôi chưa được tiếp xúc"- bà Diệp nói.
Các bị cáo tại toà. Ảnh: H.GIANG
Bà Diệp cho rằng bà đã nhiều lần đề nghị triệu tập những người ở ngân hàng và Sở Tài nguyên - Môi trường, liên quan đến hợp đồng này, để đối chất làm rõ tại tòa nhưng không được chấp nhận.
"Trong cả hệ thống dữ liệu Sở Tư pháp và Bộ Tư pháp hoàn toàn không có hợp đồng công chứng nào thế chấp nhà đất 57 Cao Thắng", bà Diệp nhắc lại. Từ đó, bà đề nghị HĐXX ghi rõ vào biên bản phiên tòa "không có hợp đồng công chứng nào thể hiện Diệp Bạch Dương ký thế chấp nhà đất Cao Thắng".
Bà cũng cho rằng hợp đồng thế chấp trên là bất thường, trái pháp luật và phía bà cũng không có đơn xin thay thế tài sản thế chấp này.
Bà Diệp nói rất nhiều nhưng sau cùng bà kết: "Cái sai của tôi là quá tin tưởng ngân hàng và dễ dãi nên tôi đi tù là đúng. Còn việc tôi thế chấp căn 185 Hai Bà Trưng cho Phương Nam (nay là Sacombank) là sai, nhưng cũng vì tôi tức quá, chứ tôi không lừa ai”.
Trước toà, bà muốn được trả tiền cho Sacombank để lấy tài sản về cho nhà nước, đồng thời xin nhận lại 57 Cao Thắng để giải quyết với Agribank.
Kết thúc phần tự bào chữa, bà Diệp mong muốn tòa điều tra tất cả giấy tờ trong vụ án là giả. "Tôi đứng đây cách nhà mình 500 m nhưng tôi không về được…" - bà nói.
Trước đó, luật sư của bà cũng nêu hàng loạt bất thường đối với hợp đồng thế chấp trên. Theo luật sư, hầu hết các chứng cứ, tài liệu quan trọng mà CQĐT, VKS sử dụng để buộc tội thân chủ đều bị các bên trong vụ án giải thích khác nhau.
Luật sư phân tích việc không đảm bảo pháp lý để chứng minh việc thế chấp căn nhà 57 Cao Thắng cho khoản vay 67.000 lượng vàng SJC và đều là chứng cứ gián tiếp. Trong khi đó, các chứng cứ có giá trị chứng minh trực tiếp việc thế chấp lại hoàn toàn thiếu. Vì thế, giá trị chứng minh tội phạm chưa đảm bảo.
Nguồn: [Link nguồn]
Đề nghị mức án chung thân, đại diện VKSND TP HCM khẳng định bị cáo Dương Thị Bạch Diệp biết sai nhưng vẫn cố tình...