Nóng trong tuần: Việt Nam xuất hiện F4 mắc Covid-19, 91 người đã được chữa khỏi bệnh

Việt Nam xuất hiện F4 mắc Covid-19, 91 người đã được chữa khỏi bệnh; Thủ tướng ký quyết định công bố dịch toàn quốc... là những tin nóng nhất tuần qua.

Thủ tướng ký quyết định công bố dịch toàn quốc

Ngày 1/4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định công bố dịch Covid-19 tại Việt Nam.

Theo đó, tên dịch bệnh là Covid-19 (dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra).

Thời gian xảy ra dịch từ ngày 23/1/2020, đây là thời điểm xác định trường hợp đầu tiên mắc Covid-19.

Địa điểm và quy mô xảy ra dịch trên toàn quốc.

Tính chất, mức độ nguy hiểm của dịch: Bệnh truyền nhiễm nhóm A, nguy cơ ở mức độ đại dịch toàn cầu.

Đường lây truyền qua đường hô hấp từ người sang người.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại phiên họp Chính phủ sáng 1/4.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại phiên họp Chính phủ sáng 1/4.

Quyết định của Thủ tướng cũng nêu hàng loạt biện pháp phòng, chống dịch được thực hiện theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm như: Thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch; khai báo, báo cáo dịch; tổ chức cách ly y tế; vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế trong vùng có dịch...

Hà Nội lập 30 chốt kiểm soát ở cửa ngõ Thủ đô, xử phạt người ra đường không thuộc diện cho phép 

Theo Công an TP Hà Nội, thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thành ủy, UBND Thành phố; từ tối 1/4, Công an TP Hà Nội phối hợp Sở GTVT, ngành y tế triển khai lực lượng tại 30 điểm chốt đường bộ cửa ngõ ra vào Thủ đô và các tuyến đường sắt, đường sông để tuần tra kiểm soát, giám sát việc thực hiện cách ly toàn xã hội phòng, chống dịch Covid-19.

Các lực lượng sẽ tổ chức đo thân nhiệt, xét nghiệm nhanh Covid-19 với các trường hợp nghi ngờ; Kiểm tra, dừng hoạt động xe bus, taxi, xe ôm, xe công nghệ, xe khách liên tỉnh; Bảo đảm an ninh trật tự, hướng dẫn phân luồng giao thông tại các cửa ngõ ra vào Thủ đô; tuyên tuyền vận động người dân thực hiện nghiêm các nội dung của Chỉ thị 16 Chính phủ, Chỉ thị 05 của UBND Thành phố; xử lý nghiêm các hành vi cố tình vi phạm theo quy định...

Tổ công tác chốt số 13 ở khu vực đường làng văn hóa các dân tộc Việt Nam, cao tốc Hà Nội – Hòa Bình đo thân nhiệt người điều khiển phương tiện vào Thủ đô

Tổ công tác chốt số 13 ở khu vực đường làng văn hóa các dân tộc Việt Nam, cao tốc Hà Nội – Hòa Bình đo thân nhiệt người điều khiển phương tiện vào Thủ đô

Đặc biệt, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu các phường xã, quận huyện từ 4/4 tăng cường kiểm tra, xử phạt những trường hợp không thuộc diện được đi ra ngoài đường. Cùng với đó, tuyên truyền việc bắt buộc phải đeo khẩu trang khi ra ngoài, giữ khoảng cách. Các cửa hàng cũng phải giữ khoảng cách cho người đến mua hàng, chỉ đi một chiều.

Tất cả các trường hợp có quyết định cách ly ở nhà phải cách ly nghiêm túc. Theo dõi sát các trường hợp này, nếu vi phạm phải phạt nặng nhất, đồng thời khuyến cáo họ giữ khoảng cách với người thân, người nhà. Cần tuyên truyền để người già và những người không có việc cần thiết trong hai tuần tới thì không ra ngoài đường.

Việt Nam xuất hiện F4 mắc Covid-19, 91 người đã được chữa khỏi bệnh

Ngày 5/4, Việt Nam ghi nhận 241 ca nhiễm Covid-19, trong đó 91 người đã được chữa khỏi bệnh. Đáng chú ý, Việt Nam đã ghi nhận 44 trường hợp nhiễm Covid-19 liên quan đến "ổ dịch" tại Bệnh viện Bạch Mai.

Bệnh viện Bạch Mai hiện là "ổ dịch" có nhiều ca bệnh Covid-19 nhất cả nước. Ảnh: NLĐ

Bệnh viện Bạch Mai hiện là "ổ dịch" có nhiều ca bệnh Covid-19 nhất cả nước. Ảnh: NLĐ

Cụ thể ca bệnh 161 (bà N.T.H., 88 tuổi, quê Hưng Yên) là trường hợp lây cho bệnh nhân 163, sau đó bệnh nhân 163 tiếp tục lây cho bệnh nhân 209 và bệnh nhân 209 lây nhiễm cho bệnh nhân 227. 

Bệnh nhân 161 điều trị tại Khoa Thần kinh, sau đó con dâu và cháu gái đến chăm bệnh lần lượt là bệnh nhân 162 và 163 mắc Covid-19. Bệnh nhân 163 (ngụ tại quận Long Biên, Hà Nội) là nhân viên cấp dưỡng tại Công ty xăng dầu khu vực 1 có tiếp xúc với gần với một phụ nữ 55 tuổi (địa chỉ tại quận Long Biên, Hà Nội) làm việc cùng công ty. Đây là bệnh nhân 209 mắc Covid-19.

Ngày 2/4, Bộ Y tế tiếp tục phát hiện trường hợp 227 mắc Covid-19 là con trai bệnh nhân 209. Do không xác định được bệnh nhân đầu tiên (ca bệnh F0) nên bệnh nhân 227 là trường hợp F4 đầu tiên ở Việt Nam mắc Covid-19. Hiện, những người tiếp xúc gần với bệnh nhân 209 gồm: Chồng, một người con trai khác, mẹ đẻ và người giúp việc đang được cách ly, theo dõi sức khoẻ.

Những đối tượng nào được Chính phủ hỗ trợ tiền mặt do đại dịch Covid-19?

Ngày 1/4, tại phiên họp thường kỳ tháng 3, các thành viên Chính phủ đã thảo luận về dự thảo Nghị quyết về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.

Chính phủ đã về thảo luận về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.

Chính phủ đã về thảo luận về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết sau phiên họp Thường trực Chính phủ ngày 31/3, Bộ này đã phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn thiện dự thảo Nghị quyết nói trên.

Về nội dung hỗ trợ, Bộ trưởng KH&ĐT thông tin dự kiến hỗ trợ thêm (ngoài mức trợ cấp thường xuyên) 500.000 đồng/người/tháng (cho các đối tượng là người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng, đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng). Dự kiến tổng số tiền hỗ trợ từ NSNN là 6.470 tỉ đồng, tổng số người được hỗ trợ hơn 4,3 triệu người.

Hỗ trợ 1 triệu đồng/hộ/tháng trong ba tháng cho các đối tượng là hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia trong danh sách đến ngày 31/12/2019. Dự kiến tổng số tiền hỗ trợ từ NSNN là hơn 6.700 tỉ đồng, tổng số hộ được hỗ trợ gần 2,245 triệu hộ.

Hỗ trợ 1,8 triệu đồng/người/tháng cho các đối tượng là người lao động bị tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ không lương tại các doanh nghiệp. Dự kiến tổng số tiền hỗ trợ từ NSNN là 5.400 tỉ đồng, tổng số lao động được hỗ trợ là 1 triệu lao động.

Ba nhóm đối tượng trên sẽ nhận được hỗ trợ trong ba tháng, từ tháng 4 đến tháng 6/2020.

Nữ Thiếu tướng Công an biệt phái về Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân vừa ký nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc tiếp nhận biệt phái và phê chuẩn Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội khóa XIV. Theo đó, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị tiếp nhận bà Nguyễn Thị Xuân, Thiếu tướng, Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an, đại biểu Quốc hội khóa XIV, biệt phái về công tác tại Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội và phê chuẩn giữ chức vụ Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội khóa XIV, kể từ ngày 1/4.

Thiếu tướng Nguyễn Thị Xuân biệt phái về Quốc hội làm Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Quốc phòng và An ninh. Ảnh QH

Thiếu tướng Nguyễn Thị Xuân biệt phái về Quốc hội làm Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Quốc phòng và An ninh. Ảnh QH

Trong thời gian giữ chức vụ Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, bà Nguyễn Thị Xuân được hưởng phụ cấp chức vụ hệ số 1,25. Nghị quyết nêu rõ, các ông Bộ trưởng Bộ Công an, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trưởng Ban Công tác đại biểu, Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và bà Nguyễn Thị Xuân theo trách nhiệm thi hành nghị quyết này.

Bà Nguyễn Thị Xuân 53 tuổi, quê ở Thái Bình, đại biểu Quốc hội khóa XIV, thuộc đoàn Đắk Lắk. Trước khi giữ chức Phó Cục trưởng Pháp chế và Cải cách hành chính, tư pháp, bà là Phó Giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk.

Thủ tướng yêu cầu làm nhanh gói hỗ trợ vì “cuộc sống người dân không thể chờ đợi hơn”

Chiều nay, 5/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về dự thảo Nghị quyết về các...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vũ Trí Quân (tổng hợp) ([Tên nguồn])
Sự kiện nổi bật 24h Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN