Nóng: Công bố kết quả xử lý nước sông Tô Lịch và hồ Tây bằng “bảo bối” của Nhật

Sau hơn 40 ngày kể từ ngày hết hạn thử nghiệm trên sông Tô Lịch và hồ Tây, các đơn vị đã công bố kết quả xử lý ô nhiễm của “bảo bối” Nhật Bản.

Sự biến đổi bề dày lớp bùn tầng đáy tại các vị trí đo giữa sông Tô Lịch trước và sau quá trình thí điểm.

Sự biến đổi bề dày lớp bùn tầng đáy tại các vị trí đo giữa sông Tô Lịch trước và sau quá trình thí điểm.

Ngày 30/10, công ty Cổ phần cải thiện môi trường Nhật Việt (JVE) đã công bố kết quả xử lý nước sông Tô Lịch và hồ Tây bằng công nghệ Nano Bioreactor của Nhật Bản. Kết quả này được phân tích từ mẫu nước lấy thời điểm 16/9 khi hết thời hạn 4 tháng thử nghiệm của “bảo bối” Nhật.

Theo kết quả JVE công bố, tại sông Tô Lịch đoạn 300m thử nghiệm, mùi hôi thối gần như không còn. Chỉ số nồng độ mùi tại khu vực trước xử lý đạt giá trị 999, trong khu xử lý đạt giá trị 5, tức giảm tới 200 lần.

Về độ dày của bùn, giảm nhiều nhất 76,3cm ở điểm cách cầu Hoàng Quốc Việt 50m, giảm từ 91,3cm xuống còn 15cm; (giảm 76,3cm); điểm giảm ít nhất là 31,3cm ở điểm cách cầu Hoàng Quốc Việt 300m, giảm từ 82,3cm xuống còn 51cm.

Độ dày của bùn tầng đáy tại khu quây tôn trình diễn xử lý bùn sông Tô Lịch thay đổi.

Độ dày của bùn tầng đáy tại khu quây tôn trình diễn xử lý bùn sông Tô Lịch thay đổi.

Khu vực quây tôn xử lý, điểm 25m trong khu quây, độ dày bùn giảm từ 53cm xuống còn 18cm, giảm 35cm. Điểm 30m, độ dày bùn giảm từ 55cm xuống còn 20cm, giảm 35cm.

Các chỉ tiêu quan trắc chất lượng nước sau xử lý có 36/36 chỉ tiêu đạt QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Trong đó hầu hết các chỉ số đạt tới cột A1 (quy định chất lượng nước dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt) , một vài chỉ số đạt các cột A2, B1, B2.

Nồng độ pH=7,0 ổn định đạt trong khoảng cho phép, chỉ tiêu DO (hàm lượng oxy hòa tan còn dư lại) sau khi đã cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí hấp thụ và lượng oxy tiêu hao trong quá trình phân hủy bùn hữu cơ vẫn đạt từ 4,69mg/l, xấp xỉ cột A2 của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt (QCVN 08-MT:2015/BTNMT), là điều kiện rất tốt cho cá, thủy sinh phát triển tốt.

Chỉ số ô xy hòa tan DO tăng cao sau khi dùng công nghệ của Nhật Bản.

Chỉ số ô xy hòa tan DO tăng cao sau khi dùng công nghệ của Nhật Bản.

Đặc biệt ngày 16/9, tại khu vực thí điểm, phía Nhật Bản đã cho thả cá Koi Nhật và cá chép Việt Nam và một số loại cá khác trong khu vực thí điểm. Sau 2-3 ngày, có một số con cá bị chết còn đến hiện tại, số lượng còn lại vẫn sống và sinh trưởng tốt.

Tại khu vực thí điểm một góc hồ Tây, nước hoàn toàn không có mùi hôi, tanh như nước bên ngoài khu vực thí điểm. Chỉ số nồng độ mùi mẫu nước lấy phía bên ngoài khu thí điểm Hồ Tây đạt giá trị 120, bên trong khu thí điểm đạt giá trị chỉ 4.

Bùn tại khu thí điểm hồ Tây bị phân hủy gần như hoàn toàn thành khí CO2 và nước H2O mà không cần áp dụng các biện pháp nạo vét cơ học. Tại vị trí TT-HT1 độ dày bùn giảm từ 26,3cm xuống còn 5cm, giảm 21,3cm; vị trí TT-HT2 giảm từ 10cm xuống còn  0, giảm 10cm; vị trí TT-HT3 giảm từ 34,7cm xuống còn 7, giảm 27,7cm.

Sự thay đổi độ dày của bùn tại khu thí điểm công nghệ Nano Nhật trên hồ Tây.

Sự thay đổi độ dày của bùn tại khu thí điểm công nghệ Nano Nhật trên hồ Tây.

Các chỉ tiêu ô nhiễm chính có trong nguồn nước hồ như  nhu cầu oxy hóa học (COD), nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5), Tổng chất rắn lơ lửng (TSS), hàm lượng các vi khuẩn có hại trong nước như E.coli, Coliform đều đạt các giá trị quy định của QCVN 08-MT:2015/BTNMT) - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt.

Chất lượng nước khu vực thí điểm tại hồ Tây sau xử lý có 36/36 chỉ tiêu đạt QCVN, trong đó hầu hết các chỉ số đạt tới cột A1, một vài chỉ số đạt các cột A2, B1, B2.

Nồng độ pH=7,5 ổn định đạt trong khoảng cho phép. Chỉ số DO (hàm lượng oxy hòa tan còn dư lại) sau khi đã cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí hấp thụ và lượng oxy tiêu hao trong quá trình phân hủy bùn hữu cơ vẫn đạt 9,14mg/l cao hơn 1,5 lần mức yêu cầu cao nhất là cột A1 của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt và cao hơn gấp 4,57 lần mức tối thiểu yêu cầu (≥ 2mg/l) là điều kiện rất tốt cho các loài cá, thủy sinh phát triển tốt vào ban ngày.

Nồng độ oxy hòa tan đo bên ngoài (trái) và bên trong  (phải)  khu vực thí điểm tại hồ Tây.

Nồng độ oxy hòa tan đo bên ngoài (trái) và bên trong  (phải)  khu vực thí điểm tại hồ Tây.

Về cá Koi và cá chép Việt thả tại khu vực thí điểm hồ Tây chưa ghi nhận trường hợp cá chết. Cá vẫn sống và sinh trưởng tốt trong điều kiện nước sau xử lý.

Từ ngày 16/5, Hà Nội đã triển khai phương án thí điểm xử lý ô nhiễm, làm sạch sông Tô Lịch (300m đoạn đầu đường Hoàng Quốc Việt) bằng công nghệ Nano Bioreactor của Nhật Bản.

Các chuyên gia Nhật Bản cho hay, khi đặt máy sục khí bio-nano xuống thì 3 ngày sau, mùi hôi của sông Tô Lịch sẽ giảm và sau 2 tháng các chỉ số quan trắc nước sẽ đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.

Tuy nhiên, từ 9-12/7, thời điểm gần hết hạn thí điểm xử lý ô nhiễm, Công ty Thoát nước Hà Nội đã xả hơn 1 triệu m3 nước hồ Tây vào sông Tô Lịch. Việc làm này khách quan và để đảm bảo an toàn cho Thành phố trong mùa mưa, tuy nhiên, nó đã cuốn trôi toàn bộ hệ vi sinh vật có lợi do các tấm Bioreactor kích hoạt trong vòng gần 2 tháng.

Đến ngày 16/7, Chủ tịch Tổ chức xúc tiến Thương mại-Môi trường Nhật Bản đã gửi Công văn tới Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND thành phố Hà Nội, các sở, ngành, đơn vị liên quan về việc xin lùi thời gian lấy mẫu, đánh giá, công bố kết quả công nghệ giai đoạn thí điểm thêm 2 tháng (tới ngày 16/9).

Clip: Thả hàng trăm con cá chép xuống sông Tô Lịch khi ”bảo bối” của Nhật hết hạn thử nghiệm

Sau khi hết hạn 4 tháng thử nghiệm công nghệ Nano của Nhật Bản, các chuyên gia đã lấy mẫu nước để phân tích hiệu quả...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Triệu Quang ([Tên nguồn])
Xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN