Nóng 24h qua: Mẹ nợ 300 triệu tiền mua ma túy, nữ sinh giao gà bị hiếp, giết hại
Mẹ nợ 300 triệu tiền mua ma túy, nữ sinh giao gà bị hiếp, giết hại; Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm rơi nước mắt khi tranh luận về tăng giờ làm thêm là những tin nóng 24h qua.
Mẹ nợ 300 triệu tiền mua ma túy, nữ sinh giao gà bị hiếp, giết hại
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Điện Biên vừa ban hành kết luận điều tra vụ án nữ sinh giao gà bị bắt cóc, hãm hiếp và sát hại thời điểm Tết nguyên đán Kỷ Hợi 2019 từng gây rúng động dư luận tại tỉnh này.
Qua tài liệu của cơ quan điều tra, sau khi ra tù, Vì Văn Toán nhớ đến số tiền 300 triệu đồng bà Trần Thị Hiền mua 2 bánh heroin của Toán từ năm 2009 trước khi hắn bị bắt. Do bà Hiền từ chối trả nợ, Toán đã thuê nhóm của Bùi Văn Công bắt cóc cô gái để uy hiếp bà Hiền.
Các đối tượng trong vụ án sát hại nữ sinh giao gà ở Điện Biên - Ảnh: Công an cung cấp
Sau khi thống nhất kế hoạch, khoảng 18 giờ ngày 4/2/2019 (chiều 30 Tết), Vương Văn Hùng đi ra chợ Mường Thanh đặt mua 10 con gà và hẹn C.M. D. (con gái bà Hiền) mang gà để giao cho khách.
Trong lúc chị D. đang bắt gà từ lồng giao cho Hùng, Duyên bị Công dùng côn siết cổ đến bất tỉnh. Sau đó, nhóm bị can khiêng Duyên lên thùng xe tải rồi chở về nhà Công.
Từ tối 30 Tết (4/2/2019) đến rạng sáng mùng 3 Tết (7/2/2019), Công và 5 người khác khống chế, hãm hiếp nữ sinh tại nhà anh ta. Vợ Công là Bùi Thị Kim Thu biết việc các bị can giở trò đồi bại, sát hại Duyên nhưng không tố cáo.
Sau đó, thấy sức khỏe Cao Mỹ Duyên yếu đi, cả nhóm lên kế hoạch sát hại nạn nhân rồi khiêng xác đặt tại khu chăn nuôi gần nhà Công (ở xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên).
Liên quan tới vụ "Út trọc", nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến bị khởi tố
Chiều 22/10, Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng đã phối hợp với Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương thi hành quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Đô đốc Nguyễn Văn Hiến - nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, nguyên Tư lệnh Quân chủng Hải quân - về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" theo Khoản 3 Điều 360 Bộ Luật Hình sự năm 2015. Việc khởi tố được tiến hành trong quá trình điều tra mở rộng vụ án Đinh Ngọc Hệ (Út Trọc), Bùi Văn Nga và đồng phạm về tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai.
Đô đốc Nguyễn Văn Hiến - Ảnh: Phạm Dương
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Nguyễn Văn Hiến bằng hình thức xóa tư cách nguyên Tư lệnh Quân chủng Hải quân, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, nguyên Tư lệnh Quân chủng Hải quân do đã có những vi phạm, khuyết điểm rất nghiêm trọng trong thời gian giữ chức vụ Tư lệnh Quân chủng Hải quân.
Bộ Chính trị đã quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Nguyễn Văn Hiến bằng hình thức cách các chức vụ: Ủy viên Đảng ủy Quân sự Trung ương nhiệm kỳ 2005-2010; Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Quân chủng Hải quân nhiệm kỳ 2005-2010 (gồm Phó Bí thư Đảng ủy, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy và Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Quân chủng Hải quân nhiệm kỳ 2005 - 2010).
Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm rơi nước mắt khi tranh luận về tăng giờ làm thêm
Hôm nay 23/10, Quốc hội dành cả ngày để thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi).
ĐBQH Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP HCM), nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch HĐND TP HCM, đã dành trọn 3 phút phát biểu của mình để phản bác lại quan điểm của ĐB Vũ Tiến Lộc về tăng giờ làm thêm và giữ nguyên giờ làm việc bình thường như hiện nay 48h/tuần khi ông Lộc cho rằng đây là quy định "hợp lí, nhân văn".
ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm đã rơm rớm nước mắt vì xúc động khi phát biểu về người lao động
"Chúng ta phải nhìn vào thực tế đời sống của họ, nhìn vào dáng vẻ, tâm thế của người công nhân khi đến làm việc. Nhìn vào cuộc sống thực tế của họ. Hãy nhìn vào những đứa trẻ - con của họ" - ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm rơi nước mắt trong khi phát biểu trên nghị trường.
Bà Tâm cho rằng, người lao động tự nguyện làm thêm giờ, thì đây là chuyện lạ và bà thật sự bất ngờ với ý kiến của ĐB Vũ Tiến Lộc. "Tôi nghe từ công nhân và những cán bộ Công đoàn nói rằng công nhân không muốn làm thêm giờ, dù thực tế họ cần làm thêm giờ", bà Tâm bày tỏ.
Nam thanh niên tử vong khi thau rửa bể ngầm của gia đình
Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội) xác định tối 22/10, anh A. có xuống thau rửa bể ngầm của gia đình. Đến khoảng 20h cùng ngày, anh A. rửa xong và trèo ra khỏi bể.
Lúc này, chiếc nắp bể bằng sắt đã bị rò điện từ sợi dây điện gia đình ròng ra để sử dụng thiết bị điện trong công việc thau rửa bể trước đó. Khi anh A. bám vào nắp bể thì bị điện giật, người trượt xuống, sợi dây điện tiếp xúc với nắp bể cũng trượt theo, rơi trúng vào ngực khiến nạn nhân giật điện, hôn mê.
Thấy con trai gặp nạn, bố anh A. đã trèo xuống bể, đưa nạn nhân ra ngoài đồng thời hô hoán hàng xóm và báo tin đến lực lượng chức năng.
Hiện trường nơi xảy ra vụ việc
Khởi tố 3 đối tượng ‘đầu độc’ nguồn nước sông Đà
Ngày 23/10, liên quan đến vụ đổ dầu thải gây ô nhiễm nguồn nước sông Đà, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hòa Bình đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam 2 tháng đối với Nguyễn Chương Đại (SN 1994, trú tại tỉnh Bắc Ninh), Hoàng Văn Thám (SN 1986, trú tỉnh Lạng Sơn) và Lý Đình Vũ (SN 1982, ở Thuận Thành, Bắc Ninh) để điều tra về tội "Gây ô nhiễm môi trường".
Từ trái qua: 3 bị can Lý Đình Vũ, Hoàng Văn Thám, Nguyễn Chương Đại tại cơ quan công an
Trước đó, ngày 18/10, Công an tỉnh Hòa Bình đã tạm giữ hình sự 2 đối tượng Nguyễn Chương Đại và Hoàng Văn Thám, nghi phạm đổ dầu thải gây ô nhiễm nguồn nước sông Đà, đồng thời tạm giữ 2 xe ôtô liên quan vụ án.
Đến ngày 20/10, bằng các biện pháp nghiệp vụ, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hòa Bình đã phối hợp với các lực lượng của Công an tỉnh Bắc Ninh, vận động Lý Đình Vũ, "kẻ chủ mưu" thuê Đại và Thám, ra đầu thú tại Công an tỉnh Bắc Ninh.
“Bà Hiền là người đầu tiên biết con mình bị các đối tượng bắt nhưng lại không khai báo với cơ quan công an, chỉ khai...