Nơm nớp lo sợ khi qua cầu treo ‘già yếu’

Sự kiện: Thời sự
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Sau gần 40 năm hoạt động, cầu treo Sông Giăng (huyện Thanh Chương, Nghệ An) đã xuống cấp nghiêm trọng. Mỗi khi có xe nặng đi qua, cây cầu oằn mình gánh tải khiến người đi qua luôn nơm nớp lo sợ.

Video cầu treo ở huyện Thanh Chương (Nghệ An) già yếu, người dân nơm nớp lo sợ mỗi khi qua cầu.

Cầu treo Sông Giăng hay còn gọi là cầu treo Chợ Chùa bắc qua sông Giăng nối liền 2 xã Thanh Liên và Phong Thịnh (huyện Thanh Chương, Nghệ An). Ngoài ra, đây còn là cây cầu quan trọng kết nối nhiều xã về trung tâm huyện Thanh Chương.

Cầu treo Sông Giăng hay còn gọi là cầu treo Chợ Chùa bắc qua sông Giăng nối liền 2 xã Thanh Liên và Phong Thịnh (huyện Thanh Chương, Nghệ An). Ngoài ra, đây còn là cây cầu quan trọng kết nối nhiều xã về trung tâm huyện Thanh Chương.

Là cây cầu quan trọng nên hàng ngày, có hàng nghìn lượt người dân và các phương tiện lưu thông qua lại.

Là cây cầu quan trọng nên hàng ngày, có hàng nghìn lượt người dân và các phương tiện lưu thông qua lại.

Được biết, cầu treo Sông Giăng xây dựng từ năm 1985 và hoàn thành đưa vào sử dụng từ năm 1987. Cầu dài 120m, sau gần 40 năm sử dụng, cây cầu đã xuống cấp trầm trọng.

Được biết, cầu treo Sông Giăng xây dựng từ năm 1985 và hoàn thành đưa vào sử dụng từ năm 1987. Cầu dài 120m, sau gần 40 năm sử dụng, cây cầu đã xuống cấp trầm trọng.

Nơm nớp lo sợ khi qua cầu treo ‘già yếu’ - 4

Những thanh sắt dưới mặt cầu có dấu hiệu gỉ sét, xuống cấp.

Những thanh sắt dưới mặt cầu có dấu hiệu gỉ sét, xuống cấp.

Mặt cầu được làm từ những tấm bê tông và chắp vá nhiều lần vì xuống cấp.

Mặt cầu được làm từ những tấm bê tông và chắp vá nhiều lần vì xuống cấp.

Là cầu treo nên cây cầu được níu đỡ bởi hệ thống dây cáp. Sau nhiều năm sử dụng, hệ thống dây cáp của cầu đã cũ kĩ.

Là cầu treo nên cây cầu được níu đỡ bởi hệ thống dây cáp. Sau nhiều năm sử dụng, hệ thống dây cáp của cầu đã cũ kĩ.

Nơm nớp lo sợ khi qua cầu treo ‘già yếu’ - 8

Cơ quan chức năng đã cho lắp thêm hệ thống dây cáp đỡ dưới mặt cầu. Tuy nhiên nhìn bằng mắt thường hệ thống dây cáp cũng đã xuống cấp.

Cơ quan chức năng đã cho lắp thêm hệ thống dây cáp đỡ dưới mặt cầu. Tuy nhiên nhìn bằng mắt thường hệ thống dây cáp cũng đã xuống cấp.

Mố cầu 2 bên cũng xuất hiện những vết nứt lớn.

Mố cầu 2 bên cũng xuất hiện những vết nứt lớn.

Nơm nớp lo sợ khi qua cầu treo ‘già yếu’ - 11

Có điểm mố cầu xuất hiện những vết sụt lún lớn, rỗng ruột.

Có điểm mố cầu xuất hiện những vết sụt lún lớn, rỗng ruột.

Hệ thống ốc vít liên kết với cáp treo cũng có dấu hiệu gỉ sét.

Hệ thống ốc vít liên kết với cáp treo cũng có dấu hiệu gỉ sét.

Để đảm bảo an toàn, cơ quan quản lý đã cho cắm nhiều biển cảnh báo, hạn chế tải trọng qua cầu dưới 5 tấn.

Để đảm bảo an toàn, cơ quan quản lý đã cho cắm nhiều biển cảnh báo, hạn chế tải trọng qua cầu dưới 5 tấn.

Hai đầu cầu được lắp một dãy cọc tiêu nhựa để khống chế xe khổ lớn đi qua. Mỗi khi có xe ô tô qua cầu, các phương tiện xe máy phải tránh sang một bên để nhường đường tạo nên cảnh ùn tắc.

Hai đầu cầu được lắp một dãy cọc tiêu nhựa để khống chế xe khổ lớn đi qua. Mỗi khi có xe ô tô qua cầu, các phương tiện xe máy phải tránh sang một bên để nhường đường tạo nên cảnh ùn tắc.

Cơ quan quản lý cũng thuê 2 người túc trực đầu cầu để ngăn xe tải trọng lớn, điều tiết giao thông giảm ùn tắc và không cho các xe ô tô đối đầu trên cầu tránh nguy hiểm. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là giải pháp mang tính tạm thời.

Cơ quan quản lý cũng thuê 2 người túc trực đầu cầu để ngăn xe tải trọng lớn, điều tiết giao thông giảm ùn tắc và không cho các xe ô tô đối đầu trên cầu tránh nguy hiểm. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là giải pháp mang tính tạm thời.

"Nhà ở sát cầu nên ngày nào tôi cũng đi qua cầu 4,5 lượt. Mỗi lần đi qua lúc vắng người còn đỡ, lúc nào đông xe cộ thì cây cầu run lên bần bật, sợ lắm.”, ông Nguyễn Văn Tuấn (60 tuổi, trú xã Phong Thịnh, huyện Thanh Chương, Nghệ An) chia sẻ.

"Nhà ở sát cầu nên ngày nào tôi cũng đi qua cầu 4,5 lượt. Mỗi lần đi qua lúc vắng người còn đỡ, lúc nào đông xe cộ thì cây cầu run lên bần bật, sợ lắm.”, ông Nguyễn Văn Tuấn (60 tuổi, trú xã Phong Thịnh, huyện Thanh Chương, Nghệ An) chia sẻ.

Trước tình trạng cầu treo Sông Giăng xuống cấp không đảm bảo cho người dân và các phương tiện qua lại cầu, nhiều năm qua huyện Thanh Chương và người dân trên địa bàn đã có nhiều kiến nghị lên cơ quan chức năng sớm đầu tư xây dựng cây cầu kiên cố thay thế cầu treo cũ.

Trước tình trạng cầu treo Sông Giăng xuống cấp không đảm bảo cho người dân và các phương tiện qua lại cầu, nhiều năm qua huyện Thanh Chương và người dân trên địa bàn đã có nhiều kiến nghị lên cơ quan chức năng sớm đầu tư xây dựng cây cầu kiên cố thay thế cầu treo cũ.

Ông Nguyễn Hữu Hiền - Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương (Nghệ An) cho biết, cây cầu đã xuống cấp nghiêm trọng. Thời gian qua địa phương đã có nhiều kiến nghị đề xuất sớm triển khai xây dựng cầu nhưng hiện địa phương đang chờ Bộ GTVT quyết định.

Ông Nguyễn Hữu Hiền - Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương (Nghệ An) cho biết, cây cầu đã xuống cấp nghiêm trọng. Thời gian qua địa phương đã có nhiều kiến nghị đề xuất sớm triển khai xây dựng cầu nhưng hiện địa phương đang chờ Bộ GTVT quyết định.

“Cầu treo Sông Giăng đã rất yếu, ảnh hưởng đến việc đi lại và phát triển kinh tế địa phương. Mong cây cầu kiên cố sớm được xây dựng để thay thế cây cầu cũ. Đây cũng là nguyện vọng bấy lâu nay của bà con nhân dân địa phương mỗi lần tiếp xúc cử tri”, ông Nguyễn Hữu Hiền nói.

“Cầu treo Sông Giăng đã rất yếu, ảnh hưởng đến việc đi lại và phát triển kinh tế địa phương. Mong cây cầu kiên cố sớm được xây dựng để thay thế cây cầu cũ. Đây cũng là nguyện vọng bấy lâu nay của bà con nhân dân địa phương mỗi lần tiếp xúc cử tri”, ông Nguyễn Hữu Hiền nói.

Ngày 4/10/2020, chiếc xe ô tô chở theo 3 người đi qua cầu treo Sông Giăng. Khi ra đến giữa cầu, chiếc xe ô tô va chạm với 1 chiếc xe máy chở 2 người đi theo hướng ngược lại. Lòng cầu chật, lan can không đủ sức chịu lực đã khiến cả xe ô tô và xe máy rơi xuống sông. Hậu quả, cả 5 người tử vong trong vụ tai nạn thương tâm này.

Nguồn: [Link nguồn]

Tình trạng sạt lở bờ sông Đà thuộc địa phận xã Dân Quyền đã ăn sâu vào khu vực chân cầu Trung Hà (phía huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ), nguy cơ ảnh hưởng đến kết cấu công trình.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Tú - Cảnh Huệ ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN