Nồi bánh chưng giữa lòng Thủ đô
Giữa bộn bề những ngày cận Tết, đâu đó trong những "ngõ nhỏ, phố nhỏ" của thủ đô Hà Nội vẫn ấm cúng ánh lửa hồng, tiếng cười đùa của trẻ thơ bên nồi bánh chưng đón Tết.
Chiều cuối năm nào cũng vậy, đại gia đình cụ Trần Như Mí (Gia Lâm, Hà Nội) lại quây quần bên nhau gói bánh chưng. Cụ biết cho biết: ”Gói bánh chưng ngày cuối năm là đặc trưng của tết Việt. Đây cũng là dịp con cháu trong gia đình, anh em gặp mặt, hàn huyên bên nồi bánh chưng sau một năm làm việc vất vả".
Vào ngày 27 tháng chạp hàng năm, gia đình cụ Trần Như Mí (Lệ Mật, Gia Lâm, Hà Nội) lại quây quần bên nhau để gói bánh chưng tết
Tuy tuổi cao nhưng cụ Mí vẫn tham gia gói bánh cùng con cháu
Vừa gói cụ Mí vừa tận tình hướng dẫn cách gói bánh cho con trẻ
Chị Nguyễn Thị Nga - con dâu cụ Mí chia sẻ: "Khi tập trung cả gia đình gói bánh chưng, các cháu nhỏ rất thích thú vì vừa được chơi, vừa được xem người lớn gói bánh. Qua những lần như vậy, các cháu sẽ hiểu biết hơn về phong tục ăn tết của người Việt".
"Bí quyết để có nồi bánh chưng ngon là đỗ phải xanh vỏ đỏ lòng, lá dong phải to và dày...
... thịt gói bánh phải là thịt ba chỉ trộn thêm ít hạt tiêu...
... gạo phải là loại nếp cái hoa vàng" - cụ Mí chia sẻ
Bánh chưng muốn có màu xanh phải trộn gạo với nước lá dong
Những chiếc bánh vuông vức vừa được hoàn thiện
Trước khi bánh được cho vào nồi luộc phải rải một lớp cuống lá dong cho khỏi cháy bánh
Bánh phải được niêm chặt trong nồi, luộc càng lâu bánh càng rền
"Gói bánh chưng là khoảng thời gian quý để gia đình tôi chia sẻ với nhau nhiều điều trong cuộc sống và gắn bó hơn tình cảm của các thành viên trong gia đình", cụ Mí chia sẻ.