Những trăn trở của Đại tướng Lê Đức Anh với các mẹ Việt Nam anh hùng

Ngày 10/9/1994, Chủ tịch nước Lê Đức Anh đã ký Lệnh số 36L/CTN công bố Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Những trăn trở của Đại tướng Lê Đức Anh với các mẹ Việt Nam anh hùng - 1

Chủ tịch nước Lê Đức Anh đã trực tiếp đón và tôn vinh các mẹ Việt Nam anh hùng, cùng các mẹ duyệt hàng quân danh dự trong khuôn viên Phủ Chủ tịch. Ảnh tư liệu

Nhân dịp kỉ niệm 40 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/2015), khi chia sẻ với phóng viên Báo Quân đội nhân dân về những trăn trở của mình, Đại tướng Lê Đức Anh, nguyên Chủ tịch nước đã nói rằng, chỉ mong sao đời sống dân ta ngày càng đầy đủ, đất nước có hòa bình, ngày càng giàu mạnh, phát triển…

Theo Đại tướng Lê Đức Anh, cứ mỗi dịp đến những ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước, quân đội, ông lại có những trăn trở sâu kín muốn gửi gắm các thế hệ mai sau. “Là người đã đi qua chiến tranh, tôi thấu hiểu những mất mát, hy sinh của nhân dân. Dân tộc ta anh hùng nhưng chịu nhiều đau thương. Những mất mát hy sinh để giành được độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc của nhân dân ta vô cùng to lớn”, Đại tướng nói.

“Riêng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, chúng ta có tới 1,1 triệu liệt sĩ, 600.000 thương binh, 2 triệu người bị giết hại, 2 triệu người bị nhiễm chất độc hóa học để lại di chứng cho 50.000 trẻ em bị dị dạng. Tôi chỉ mong sao đời sống dân ta ngày càng đầy đủ, đất nước có hòa bình, ngày càng giàu mạnh, phát triển…”, Đại tướng trăn trở.

Thực tế, dù cuộc đời binh nghiệp hay sau này trở thành Chủ tịch nước, cũng với suy tư ấy, Đại tướng Lê Đức Anh luôn dành sự quan tâm đặc biệt tới các gia đình chính sách, những người bị thiệt thòi, nghèo khó do hậu quả và di chứng chiến tranh để lại. Do đó, với cương vị Chủ tịch nước chính ông đã ký Lệnh công bố Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng và Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng.

Nói thêm về những mất mát, nhất là mất mát về những người mẹ có chồng, con hi sinh cho 2 cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ Quốc, về chính sách với người có công, ông luôn đau đáu những nỗi niềm. Còn nhớ trên cương vị là Chủ tịch nước khi đi thăm nhiều nơi, ông phát hiện ra một hiện tượng khá phổ biến là có nhiều bà mẹ có các con đã đi chiến đấu và hy sinh hết, bản thân mẹ thì nghèo đói, không nơi nương tựa.

Khi ông hỏi cán bộ địa phương có chính sách nào giúp đỡ các mẹ chưa, thì địa phương nói chưa và cũng không có nguồn kinh phí nào. Đau đáu nỗi niềm này, ông đến tận phường, xã hỏi số người nghèo khổ thiếu đói có bao nhiêu? Họp Bộ Chính trị, ông nêu tình trạng đáng buồn này và trực tiếp chỉ đạo Bộ Quốc phòng (cụ thể là Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị và các cơ quan chức năng của Bộ Lao động – Thương binh & xã hội) làm ngay những khảo sát.

Trước hết là tôn vinh các bà mẹ có con em là liệt sĩ và những người có công với cách mạng. Do đó, ngày 10/9/1994, Lệnh số 36L/CTN công bố Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng đã ra đời. Ngày 19/12/1994, nhân ngày Toàn quốc kháng chiến, Đảng, Nhà nước ta đã long trọng tổ chức Lễ phong tặng danh hiệu Nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng đợt I tại Thủ đô Hà Nội.

Khi đó, chính Đại tướng, Chủ tịch nước Lê Đức Anh cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã trực tiếp đón và tôn vinh các mẹ, cùng các mẹ duyệt hàng quân danh dự trong khuôn viên Phủ Chủ tịch. Nước mắt trào dâng niềm hạnh phúc của một vị tướng đã từng kinh qua chiến tranh, nay làm được một việc mà như ông nói là “nhỏ bé” thôi, tri ân các mẹ Việt Nam anh hùng, ông cảm thấy mãn nguyện phần nào và hòa niềm vui chung cùng các mẹ.

Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh từ trần

Đồng chí Lê Đức Anh đã từ trần vào hồi 20 giờ 10 phút, ngày 22 tháng 4 năm 2019 tại nhà Công vụ, số 5A, phố Hoàng Diệu,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nam Phương ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN