Ngày 23/10/2018, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước với tỷ lệ tán thành 99,79%. Trong bối cảnh Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời cách đó một tháng do bệnh hiểm nghèo (khi đó ông Trần Đại Quang mới trải qua nửa nhiệm kỳ Chủ tịch nước), sự kiện này được giải thích "không phải chủ trương nhất thể hóa" mà là "tình huống Việt Nam khuyết chức danh". Tại lễ nhậm chức, sau khi cúi chào lá cờ Tổ quốc, đặt tay lên Hiến pháp, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tuyên thệ: “Dưới cờ đỏ thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội, trước đồng bào cử tri cả nước, tôi - Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - xin tuyên thệ: Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó”. Chia sẻ tâm trạng khi đó, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nói “vừa mừng, vừa lo”. Mừng là vì được Quốc hội, được nhân dân tin cậy, yêu mến giao nhiệm vụ. Lo là làm thế nào để hoàn thành được thật tốt trách nhiệm của mình. “Tôi xin trân trọng cảm ơn Quốc hội đã tín nhiệm bầu tôi làm Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam. Đây là vinh dự vô cùng to lớn đồng thời cũng là trách nhiệm hết sức nặng nề đối với tôi. Tôi xin nỗ lực cố gắng để thực hiện những lời mà tôi vừa tuyên thệ”, tân Chủ tịch nước nói. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đắc cử Chủ tịch nước
Năm 2018 khép lại với những thành tích không thể tuyệt vời hơn cho nền thể thao Việt Nam nói chung và cho bóng đá nước nhà nói riêng. Nếu như hồi đầu năm, tại Vòng chung kết U23 châu Á, đội tuyển U23 Việt Nam còn bị coi là “đội lót đường” thì những ngày cuối năm này, niềm tự hào dân tộc, tình yêu bóng đá lại dâng trào trong lòng mỗi người hâm mộ Việt Nam khi đội tuyển quốc gia của chúng ta đã ngẩng cao đầu nâng chiếc cup vàng AFF Cup 2018 đầy thuyết phục.
Câu chuyện cổ tích thật đẹp ấy không tự nhiên mà đến…
Còn nhớ, U23 Việt Nam đến với VCK U23 châu Á với tâm thế là đội bóng yếu nhất bảng đấu trước những đội bóng có tên tuổi. Thế nhưng, thầy trò HLV Park Hang-seo đã đưa khán giả đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.
Và rồi, bằng những chiến thắng đầy thuyết phục, đội tuyển đã đi thẳng đến trận đấu cuối cùng của giải. Đến tận giờ phút này, trận chung kết dưới tuyết trắng Thường Châu (Trung Quốc) hẳn vẫn là trận đấu đầy cảm xúc, in đậm dấu ấn trong lòng mỗi người hâm mộ. U23 Việt Nam – Á quân U23 châu Á trở về trong vòng tay nhiệt thành của người dân quê nhà.
Thành công ấy như hành trang giúp Olympic Việt Nam nối dài một năm đẹp diệu kỳ ở đấu trường Á vận hội ASIAD 2018. Dù không thể giành được tấm vé vào trận chung kết nhưng đội tuyển đã làm nên kỳ tích khi trở thành "tứ đại anh hào" châu lục.
Chuỗi thành công không dừng lại ở đó. Sau 10 năm kể từ chức vô địch AFF Cup đầu tiên của thế hệ “vàng” dưới thời HLV Calisto, đội tuyển quốc gia Việt Nam của HLV Park Hang-seo cùng lứa cầu thủ mới lại một lần nữa lên đến đỉnh vinh quang.
Bàn thắng duy nhất của Anh Đức ở trận chung kết lượt về trên sân nhà Mỹ Đình vào tối 15/12 đã đưa Việt Nam lên đỉnh vinh quang của nền bóng đá khu vực. Cảm xúc dâng trào, rồi vỡ òa trong lòng mỗi người hâm mộ khi các cầu thủ thân yêu nâng cao cup vàng. Đêm ấy, hàng triệu con tim không ngủ!
Nhìn lại những khoảnh khắc người Việt ngây ngất với bóng đá năm 2018
Tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2017), Dự thảo Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc (còn gọi là Luật Đặc khu) lần đầu được Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến, được tiếp thu chỉnh lí và trình tiếp vào kỳ họp thứ 5. Với sáu chương, 85 điều, dự luật tạo hành lang pháp lý cho ba đặc khu gồm Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang). Trong đó, các điều khoản ưu đãi thuế và thời hạn cho thuê đất tối đa 99 năm (quy định hiện hành 70 năm) đã dẫn đến nhiều ý kiến trái chiều. Tiếp thu các ý kiến, Thủ tướng khẳng định sẽ điều chỉnh luật theo hướng rút ngắn thời hạn cho thuê đất. Ngày 9/6/2018, Chính phủ đề nghị Quốc hội lùi thời gian thông qua Luật. Tuy nhiên, nhiều người dân tại TP.HCM, Đồng Nai, Bình Thuận, Khánh Hòa... vẫn xuống đường phản đối. Nhiều vụ gây rối, tấn công người thi hành công vụ, đập phá trụ sở cơ quan công quyền xảy ra khiến hàng chục người bị khởi tố. Ngày 11/6, Quốc hội quyết định hoãn thông qua Luật Đặc khu. Đánh giá về việc hàng trăm nghìn người dân tụ tập phản đối dự thảo luật này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng đây là điều "đáng tiếc" do nhiều người "hiểu nhầm" và "ngộ nhận sự việc". Còn Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói "sự thật đã bị xuyên tạc, lòng yêu nước bị lợi dụng". Chính phủ đề nghị lùi thời gian thông qua Luật về Đặc khu
Ngày 12/11, Quốc hội khóa 14 thông qua Hiệp định Đối tác Toàn diện và Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan. Động thái này được doanh nghiệp trong và ngoài nước chờ đợi, giữa bối cảnh thương mại thế giới diễn biến phức tạp. Hiệp định gồm 11 nước với tổng giá trị GDP khoảng 10.000 tỷ USD, tương đương 13% GDP toàn cầu. Các chuyên gia cho rằng, CPTPP sẽ mang lại nhiều cơ hội lớn về thị trường, ưu đãi, cơ cấu xuất khẩu và tiềm năng hội nhập. GDP và xuất khẩu của Việt Nam có thể tăng lần lượt 1,32% và 4,04% đến năm 2035; số việc làm tăng bình quân mỗi năm khoảng 20.000 - 26.000. Dù vậy, tham gia CPTPP cũng đặt ra nhiều thách thức cho Việt Nam như thiết chế lao động, mua sắm công, quản lý doanh nghiệp Nhà nước, quyền sở hữu trí tuệ...
Tuy vậy, theo ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương), cơ hội lớn nhất từ CPTPP với Việt Nam là cải cách thể chế. Sắp tới, Việt Nam sẽ sửa 7 luật và hàng chục nghị định trong quá trình rà soát pháp luật để phù hợp với các quy định của CPTPP, áp dụng trực tiếp nhiều cam kết, đặc biệt trong lĩnh vực mở cửa dịch vụ và đầu tư.
Báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội đánh giá nhờ có CPTPP, kim ngạch xuất nhập khẩu có khả năng tăng thêm khoảng 4,04% đến năm 2035. CPTPP có thể tạo thêm 20.000-26.000 việc làm/năm. Hội nhập chính là con đường hiện thực hóa mục tiêu thịnh vượng của Việt Nam.
CPTPP chính thức có hiệu lực với Việt Nam từ 14/1/2019.
Được biết, các nước sẽ tổ chức cuộc họp đầu tiên của Hội đồng CPTPP trong quý I/2019 để xem xét việc triển khai thực thi Hiệp định, thảo luận kết nạp thành viên mới.
Hiệp định TPP - Cơ hội và thách thức
Chiều 2/7/2018, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã báo cáo về kỳ thi THPT quốc gia. Theo đó, Bộ trưởng đánh giá đề thi THPT quốc gia 2018 có độ phân hóa tốt hơn năm 2017. Kỳ thi đạt được mục tiêu an toàn, nghiêm túc, khách quan và đặc biệt nhẹ nhàng.
Thế nhưng, chính tính chất “phân hóa” đó đã vạch mặt hàng loạt sai phạm tày trời tại một số tỉnh khi kết quả thi THPT Quốc gia 2018 được công bố rộng rãi trên cả nước vào ngày 11/7/2018. Theo đó, kết quả thi của các thí sinh tại một số tỉnh chưa từng là điểm sáng giáo dục như Hà Giang, Sơn La… lại khiến các tỉnh khác ngưỡng mộ và dư luận nghi ngờ. Tình thế đó đã buộc Bộ GD&ĐT cùng Bộ Công an và công an các địa phương vào cuộc làm rõ. Kết quả: Phát hiện hàng trăm bài thi tự luận và trắc nghiệm đã bị sửa chữa, nâng điểm. Cá biệt, tại Hà Giang có 330 bài thi của 114 thí sinh bị chỉnh sửa; Tổng điểm chênh lệch cao nhất sau sửa lên đến 29,95 điểm.
Vũ Trọng Lương - Phó trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định Chất lượng thuộc Sở GD&ĐT Hà Giang - bị bắt và khởi tố do nâng điểm cho hơn 300 bài thi tốt nghiệp THPT
Vụ án Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ tại ba tỉnh Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình được điều tra. 10 cán bộ ngành giáo dục đã bị khởi tố
Quá trình điều tra đã chỉ ra nhiều kẽ hở của kỳ thi này, từ khâu trông thi, chấm thi đến giám sát. Sau vụ việc, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã nhận trách nhiệm và hứa sẽ điều chỉnh cả về kỹ thuật và nhân sự để đảm bảo kết quả thi chính xác.
“Bàn tay ma thuật” đã “phù phép” điểm thi ở Hà Giang bằng cách nào?
Theo Ban chỉ đạo trung ương về PCTT&TKCN, tính đến 20/12/2018, Việt Nam đã hứng chịu 9 cơn bão, 14 trận lũ quét, sạt lở đất, 11 đợt nắng nóng… Thiên tai làm 218 người chết và mất tích. Thiệt hại về kinh tế ước tính 20.000 tỷ đồng. rong số 9 cơn bão trong năm 2018, có 3 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền khiến 29 người chết, 3 người mất tích và hàng chục người khác bị thương. Đặc biệt, trong số 3 cơn bão này, có đến 2 cơn đổ bộ vào khu vực Nam Trung Bộ đến Nam Bộ. ăm nay, từ miền Bắc cho tới miền Nam, lũ, lụt xảy ra vô cùng nghiêm trọng. Đã có đến 23 người chết, 10 người mất tích sau trận lũ quét bất ngờ ở khu vực Tây Bắc trong những ngày cuối tháng 6. Tang thương bao trùm lên cả vùng đất vốn dĩ đã hay phải gánh chịu thiên tai.
Đầu tháng 12, các tỉnh thành từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi mưa rất to, gây ngập lụt diện rộng với mức ngập từ 0,3 đến 2 mét. 14 người tử vong, 1 người mất tích trong trận ngập này.
Ngay tại những thành phố trực thuộc trung ương như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, người dân cũng phải vật lộn duy trì cuộc sống giữa cảnh ngập lụt kinh hoàng.
Thiên tai 2018 - Đau thương và ám ảnh
Năm 2018 chùng xuống khi một loạt nhân vật có tiếng tăm bị khởi tố, nhiều người trong số đó đã phải trả giá cho những gì mình đã gây ra. hi đường dây đánh bạc nghìn tỷ trên mạng internet của Nguyễn Văn Dương (nguyên Chủ tịch HĐTV công ty CNC) và Phan Sào Nam (nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm GĐ - công ty VTC online) bị phát giác, dư luận đã hết sức bất ngờ khi hai cán bộ cao cấp của Bộ Công an là ông Phan Văn Vĩnh (cựu Trung tướng, cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát) và ông Nguyễn Thanh Hóa (cựu Thiếu tướng, cựu Cục trưởng Cục cảnh sát phòng chống, tội phạm sử dụng công nghệ cao - C50, Bộ Công an) bị khởi tố. Tại phiên tòa diễn ra hồi tháng 11, HĐXX TAND tỉnh Phú Thọ đã tuyên phạt Phan Văn Vĩnh 9 năm tù và Nguyễn Thanh Hóa 10 năm tù cùng về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
ầu năm 2018, qua 2 phiên tòa xét xử 2 vụ án Tham ô và Cố ý làm trái xảy ra tại dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 và vụ PVN mất 800 tỷ đồng khi góp vốn vào Ngân hàng Đại Dương (Oceanbank), bị cáo Đinh La Thăng đã phải nhận 2 bản án: 13 và 18 năm tù cho các tội danh Cố ý làm trái quy định về quản lý Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng. Ông Thăng là cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN.
Trong 2 vụ án này, Trịnh Xuân Thanh (cựu Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Xây lắp dầu khí - PVC), Phùng Đình Thực (cựu Tổng giám đốc PVN), Nguyễn Xuân Sơn (cựu Phó TGĐ PVN), Nguyễn Quốc Khánh (cựu Phó TGĐ PVN), Nguyễn Anh Minh (cựu Phó TGĐ PVN) và các bị các khác đã phải nhận các mức án từ ngồi tù đến chung thân
au những phiên tòa trong năm 2018, Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”, Chủ tịch HĐQT Công ty CP xây dựng Bắc Nam 79) đã phải nhận 25 năm tù giam. Trong đó, có 8 năm tù về tội Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước, 17 năm tù về tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
Liên quan đến Vũ “nhôm”, ngoài hai cựu thứ trưởng Bộ Công an là Trần Việt Tân và Bùi Văn Thành, Phan Hữu Tuấn (cựu trung tướng, cựu Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo), Nguyễn Hữu Tín (cựu Phó Chủ tịch UBND TP.HCM), Trần Phương Bình (cựu TGĐ, Phó chủ tịch HĐQT, Chủ tịch HĐTD ngân hàng TMCP Đông Á - DAB)… cũng bị tuyên án hoặc khởi tố.
rong quá trình điều tra mở rộng vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cũng đã ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam nguyên Thứ trưởng Lê Bạch Hồng, nguyên Tổng giám đốc BHXH Việt Nam cùng đồng phạm.
rong các vụ án khác đã được đưa ra xét xử trong năm 2018, cựu thượng tá quân đội Đinh Ngọc Hệ (tức Út “trọc”, cựu Phó TGĐ Tổng công ty Thái Sơn) đã phải nhận mức án 12 năm tù; Phạm Công Danh (cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng Việt Nam VNCB, Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh) nhận mức án 20 năm tù; Trầm Bê (nguyên Phó chủ tịch thường trực HĐQT, Chủ tịch HĐTD Sacombank) lĩnh án 4 năm tù…
Ông Trần Bắc Hà và hàng loạt doanh nhân “nhúng chàm” năm 2018
Khu đô thị Thủ Thiêm tọa lạc bên bờ Đông sông Sài Gòn, đối diện quận 1, TP.HCM, được kỳ vọng đẹp nhất Đông Nam Á. TP.HCM đã mất hơn 1 thập kỷ giải tỏa gần như toàn bộ bán đảo Thủ Thiêm, di dời khoảng 15.000 hộ dân. Tuy nhiên, trong cuộc họp báo đầu tháng 5, nỗi bức xúc của hàng trăm người dân làng Thủ Thiêm đã bùng lên khi Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM Nguyễn Thanh Nhã cho biết: Bản đồ quy hoạch 1/5000 Khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2) đã bị thất lạc.
Chiều 9/5, tổ đại biểu Quốc hội TP.HCM tiếp xúc cử tri quận 2. Buổi làm việc kéo dài kỷ lục với hàng chục ý kiến bức xúc, những tâm tư dồn nén của người dân Thủ Thiêm xung quanh việc cưỡng chế thu hồi đất, thu hồi đất ngoài ranh giới quy hoạch, giá đền bù thấp hơn nhiều lần so với thực tế...
Ngày 15/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Thanh tra Chính phủ làm rõ khiếu nại của người dân với tinh thần "sai thì cương quyết sửa".
Sau 4 tháng vào cuộc, Thanh tra Chính phủ công bố: TP.HCM, Bộ Xây dựng và Văn phòng Chính phủ có sai phạm. Trong đó, UBND thành phố qua các thời kỳ đã phá vỡ quy hoạch được Thủ tướng phê duyệt năm 1996 (thu hồi 4,3 ha ngoài ranh; lấy đất tái định cư giao cho 51 doanh nghiệp làm dự án...).
Sau đó, TP.HCM đã công khai xin lỗi người dân Thủ Thiêm, dồn toàn lực để khắc phục sai phạm.
Ngày 21/12, Sở Xây dựng TP.HCM đã có báo cáo gửi UBND TP về kế hoạch tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm, xử lý vi phạm đối với tập thể và cá nhân theo kết quả kiểm tra của Thanh tra Chính phủ. Báo cáo kết quả kiểm điểm liên quan đến dự án sẽ trình UBND TP trước ngày 1/1/2019.
TPHCM làm việc với 4 chủ tịch UBND các thời kỳ về vụ Thủ Thiêm
Mặc dù Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia chưa có con số thống kê đầy đủ về tai nạn giao thông trong năm 2018, nhưng ước tính, năm qua, trên cả nước đã xảy ra hơn 15.000 vụ TNGT, làm chết gần 8.000 người, bị thương hơn 13.000 người. Trong số đó có nhiều vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng. êm 29, rạng sáng 30/7, chiếc xe khách 16 chỗ chở gia đình chú rể và người thân từ Quảng Trị vào Bình Định rước dâu. Khi đến thị trấn Vĩnh Điện (Điện Bàn, Quảng Nam), xe 16 chỗ bất ngờ đấu đầu với xe container chạy theo hướng ngược lại. Vụ tai nạn khiến 10 người tử vong tại chỗ, 3 người khác tử vong trên đường đến bệnh viện, trong đó có cả chú rể. Sau đó, Công an tỉnh Quảng Nam nhận định, nguyên nhân thuộc về tài xế xe 16 chỗ. Xe khách đã lấn làn trái và đâm trực diện vào xe đầu kéo. Tai nạn xảy ra khi tài xế đang thực hiện hợp đồng thứ 2 liên tiếp, tức không có thời gian nghỉ.
Tai nạn xe chở xăng dầu khiến 6 người tử vong, 19 căn nhà bị đốt cháy
áng 15/9, xe bồn chở xi măng chạy trên Quốc lộ 4D theo hướng Lai Châu đi huyện Tam Đường (Lào Cai) với tốc độ hơn 100 km/h. Đến đoạn qua thị trấn Tam Đường, xe bồn mất phanh, lao qua dải phân cách, tông trực diện vào chiếc xe khách 16 chỗ đang chạy theo chiều ngược lại. Cú đâm cực mạnh khiến cả hai phương tiện rơi xuống vực dưới cầu bản Tiên Bình, khiến 13 người tử vong (trong đó có hai tài xế), 3 người khác bị thương.
giờ 36 phút sáng 22/11, lửa bùng lên bên quốc lộ 13, đoạn qua xã Minh Hưng, Chơn Thành (Bình Phước). Vụ hỏa hoạn khủng khiếp ấy, hóa ra lại bắt nguồn từ một vụ TNGT.
Vào thời điểm trên, xe chở xăng dầu (chạy hướng Chơn Thành đi Bình Long) chạy đến địa điểm trên thì va chạm với xe ba gác chạy cùng chiều. Cú va chạm khiến xe bồn lật nhào. 10 khối dầu, 4 khối xăng tràn vào khu nhà dân rồi bùng cháy dữ dội.
6 người tử vong, 19 căn nhà bị đốt cháy, hình ảnh người trong nhà chạy ra đường nhưng rồi lại gục xuống… khiến không ít người ám ảnh.
Tuy khủng khiếp nhưng đây chỉ là một vài trường hợp trong số hơn 10.000 vụ TNGT mỗi năm – con số khiến ai cũng thấy lo lắng mỗi khi bước chân ra đường.
Ngày đại hỷ biến thành đại tang và những vụ tai nạn thảm khốc năm 2018
Ngày 23/10/2018, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước với tỷ lệ tán thành 99,79%. Trong bối cảnh Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời cách đó một tháng do bệnh hiểm nghèo (khi đó ông Trần Đại Quang mới trải qua nửa nhiệm kỳ Chủ tịch nước), sự kiện này được giải thích "không phải chủ trương nhất thể hóa" mà là "tình huống Việt Nam khuyết chức danh".
Tại lễ nhậm chức, sau khi cúi chào lá cờ Tổ quốc, đặt tay lên Hiến pháp, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tuyên thệ: “Dưới cờ đỏ thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội, trước đồng bào cử tri cả nước, tôi - Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - xin tuyên thệ: Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó”.
Chia sẻ tâm trạng khi đó, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nói “vừa mừng, vừa lo”. Mừng là vì được Quốc hội, được nhân dân tin cậy, yêu mến giao nhiệm vụ. Lo là làm thế nào để hoàn thành được thật tốt trách nhiệm của mình.
“Tôi xin trân trọng cảm ơn Quốc hội đã tín nhiệm bầu tôi làm Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam. Đây là vinh dự vô cùng to lớn đồng thời cũng là trách nhiệm hết sức nặng nề đối với tôi. Tôi xin nỗ lực cố gắng để thực hiện những lời mà tôi vừa tuyên thệ”, tân Chủ tịch nước nói.
Năm 2018 khép lại với những thành tích không thể tuyệt vời hơn cho nền thể thao Việt Nam nói chung và cho bóng đá nước nhà nói riêng.
Nếu như hồi đầu năm, tại Vòng chung kết U23 châu Á, đội tuyển U23 Việt Nam còn bị coi là “đội lót đường” thì những ngày cuối năm này, niềm tự hào dân tộc, tình yêu bóng đá lại dâng trào trong lòng mỗi người hâm mộ Việt Nam khi đội tuyển quốc gia của chúng ta đã ngẩng cao đầu nâng chiếc cup vàng AFF Cup 2018 đầy thuyết phục.
Câu chuyện cổ tích thật đẹp ấy không tự nhiên mà đến…
Còn nhớ, U23 Việt Nam đến với VCK U23 châu Á với tâm thế là đội bóng yếu nhất bảng đấu trước những đội bóng có tên tuổi. Thế nhưng, thầy trò HLV Park Hang-seo đã đưa khán giả đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.
Và rồi, bằng những chiến thắng đầy thuyết phục, đội tuyển đã đi thẳng đến trận đấu cuối cùng của giải. Đến tận giờ phút này, trận chung kết dưới tuyết trắng Thường Châu (Trung Quốc) hẳn vẫn là trận đấu đầy cảm xúc, in đậm dấu ấn trong lòng mỗi người hâm mộ. U23 Việt Nam – Á quân U23 châu Á trở về trong vòng tay nhiệt thành của người dân quê nhà.
Thành công ấy như hành trang giúp Olympic Việt Nam nối dài một năm đẹp diệu kỳ ở đấu trường Á vận hội ASIAD 2018. Dù không thể giành được tấm vé vào trận chung kết nhưng đội tuyển đã làm nên kỳ tích khi trở thành "tứ đại anh hào" châu lục.
Chuỗi thành công không dừng lại ở đó. Sau 10 năm kể từ chức vô địch AFF Cup đầu tiên của thế hệ “vàng” dưới thời HLV Calisto, đội tuyển quốc gia Việt Nam của HLV Park Hang-seo cùng lứa cầu thủ mới lại một lần nữa lên đến đỉnh vinh quang.
Bàn thắng duy nhất của Anh Đức ở trận chung kết lượt về trên sân nhà Mỹ Đình vào tối 15/12 đã đưa Việt Nam lên đỉnh vinh quang của nền bóng đá khu vực. Cảm xúc dâng trào, rồi vỡ òa trong lòng mỗi người hâm mộ khi các cầu thủ thân yêu nâng cao cup vàng. Đêm ấy, hàng triệu con tim không ngủ!
Nhìn lại những khoảnh khắc người Việt ngây ngất với bóng đá năm 2018
Tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2017), Dự thảo Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc (còn gọi là Luật Đặc khu) lần đầu được Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến, được tiếp thu chỉnh lí và trình tiếp vào kỳ họp thứ 5.
Với sáu chương, 85 điều, dự luật tạo hành lang pháp lý cho ba đặc khu gồm Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang). Trong đó, các điều khoản ưu đãi thuế và thời hạn cho thuê đất tối đa 99 năm (quy định hiện hành 70 năm) đã dẫn đến nhiều ý kiến trái chiều.
Tiếp thu các ý kiến, Thủ tướng khẳng định sẽ điều chỉnh luật theo hướng rút ngắn thời hạn cho thuê đất.
Ngày 9/6/2018, Chính phủ đề nghị Quốc hội lùi thời gian thông qua Luật. Tuy nhiên, nhiều người dân tại TP.HCM, Đồng Nai, Bình Thuận, Khánh Hòa... vẫn xuống đường phản đối. Nhiều vụ gây rối, tấn công người thi hành công vụ, đập phá trụ sở cơ quan công quyền xảy ra khiến hàng chục người bị khởi tố.
Ngày 11/6, Quốc hội quyết định hoãn thông qua Luật Đặc khu.
Đánh giá về việc hàng trăm nghìn người dân tụ tập phản đối dự thảo luật này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng đây là điều "đáng tiếc" do nhiều người "hiểu nhầm" và "ngộ nhận sự việc". Còn Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói "sự thật đã bị xuyên tạc, lòng yêu nước bị lợi dụng".
Ngày 12/11, Quốc hội khóa 14 thông qua Hiệp định Đối tác Toàn diện và Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan. Động thái này được doanh nghiệp trong và ngoài nước chờ đợi, giữa bối cảnh thương mại thế giới diễn biến phức tạp.
Hiệp định gồm 11 nước với tổng giá trị GDP khoảng 10.000 tỷ USD, tương đương 13% GDP toàn cầu.
Các chuyên gia cho rằng, CPTPP sẽ mang lại nhiều cơ hội lớn về thị trường, ưu đãi, cơ cấu xuất khẩu và tiềm năng hội nhập. GDP và xuất khẩu của Việt Nam có thể tăng lần lượt 1,32% và 4,04% đến năm 2035; số việc làm tăng bình quân mỗi năm khoảng 20.000 - 26.000. Dù vậy, tham gia CPTPP cũng đặt ra nhiều thách thức cho Việt Nam như thiết chế lao động, mua sắm công, quản lý doanh nghiệp Nhà nước, quyền sở hữu trí tuệ...
Tuy vậy, theo ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương), cơ hội lớn nhất từ CPTPP với Việt Nam là cải cách thể chế. Sắp tới, Việt Nam sẽ sửa 7 luật và hàng chục nghị định trong quá trình rà soát pháp luật để phù hợp với các quy định của CPTPP, áp dụng trực tiếp nhiều cam kết, đặc biệt trong lĩnh vực mở cửa dịch vụ và đầu tư.
Báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội đánh giá nhờ có CPTPP, kim ngạch xuất nhập khẩu có khả năng tăng thêm khoảng 4,04% đến năm 2035. CPTPP có thể tạo thêm 20.000-26.000 việc làm/năm. Hội nhập chính là con đường hiện thực hóa mục tiêu thịnh vượng của Việt Nam.
CPTPP chính thức có hiệu lực với Việt Nam từ 14/1/2019.
Được biết, các nước sẽ tổ chức cuộc họp đầu tiên của Hội đồng CPTPP trong quý I/2019 để xem xét việc triển khai thực thi Hiệp định, thảo luận kết nạp thành viên mới.
Chiều 2/7/2018, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã báo cáo về kỳ thi THPT quốc gia. Theo đó, Bộ trưởng đánh giá đề thi THPT quốc gia 2018 có độ phân hóa tốt hơn năm 2017. Kỳ thi đạt được mục tiêu an toàn, nghiêm túc, khách quan và đặc biệt nhẹ nhàng.
Thế nhưng, chính tính chất “phân hóa” đó đã vạch mặt hàng loạt sai phạm tày trời tại một số tỉnh khi kết quả thi THPT Quốc gia 2018 được công bố rộng rãi trên cả nước vào ngày 11/7/2018.
Theo đó, kết quả thi của các thí sinh tại một số tỉnh chưa từng là điểm sáng giáo dục như Hà Giang, Sơn La… lại khiến các tỉnh khác ngưỡng mộ và dư luận nghi ngờ.
Tình thế đó đã buộc Bộ GD&ĐT cùng Bộ Công an và công an các địa phương vào cuộc làm rõ. Kết quả: Phát hiện hàng trăm bài thi tự luận và trắc nghiệm đã bị sửa chữa, nâng điểm. Cá biệt, tại Hà Giang có 330 bài thi của 114 thí sinh bị chỉnh sửa; Tổng điểm chênh lệch cao nhất sau sửa lên đến 29,95 điểm.
Vũ Trọng Lương - Phó trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định Chất lượng thuộc Sở GD&ĐT Hà Giang - bị bắt và khởi tố do nâng điểm cho hơn 300 bài thi tốt
Vụ án Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ tại ba tỉnh Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình được điều tra. 10 cán bộ ngành giáo dục đã bị khởi tố
Quá trình điều tra đã chỉ ra nhiều kẽ hở của kỳ thi này, từ khâu trông thi, chấm thi đến giám sát. Sau vụ việc, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã nhận trách nhiệm và hứa sẽ điều chỉnh cả về kỹ thuật và nhân sự để đảm bảo kết quả thi chính xác.
“Bàn tay ma thuật” đã “phù phép” điểm thi ở Hà Giang bằng cách nào?
Theo Ban chỉ đạo trung ương về PCTT&TKCN, tính đến 20/12/2018, Việt Nam đã hứng chịu 9 cơn bão, 14 trận lũ quét, sạt lở đất, 11 đợt nắng nóng… Thiên tai làm 218 người chết và mất tích. Thiệt hại về kinh tế ước tính 20.000 tỷ đồng.
Trong số 9 cơn bão trong năm 2018, có 3 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền khiến 29 người chết, 3 người mất tích và hàng chục người khác bị thương. Đặc biệt, trong số 3 cơn bão này, có đến 2 cơn đổ bộ vào khu vực Nam Trung Bộ đến Nam Bộ.
Năm nay, từ miền Bắc cho tới miền Nam, lũ, lụt xảy ra vô cùng nghiêm trọng.
Đã có đến 23 người chết, 10 người mất tích sau trận lũ quét bất ngờ ở khu vực Tây Bắc trong những ngày cuối tháng 6. Tang thương bao trùm lên cả vùng đất vốn dĩ đã hay phải gánh chịu thiên tai.
Đầu tháng 12, các tỉnh thành từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi mưa rất to, gây ngập lụt diện rộng với mức ngập từ 0,3 đến 2 mét. 14 người tử vong, 1 người mất tích trong trận ngập này.
Ngay tại những thành phố trực thuộc trung ương như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, người dân cũng phải vật lộn duy trì cuộc sống giữa cảnh ngập lụt kinh hoàng.
Năm 2018 chùng xuống khi một loạt nhân vật có tiếng tăm bị khởi tố, nhiều người trong số đó đã phải trả giá cho những gì mình đã gây ra.
Khi đường dây đánh bạc nghìn tỷ trên mạng internet của Nguyễn Văn Dương (nguyên Chủ tịch HĐTV công ty CNC) và Phan Sào Nam (nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm GĐ - công ty VTC online) bị phát giác, dư luận đã hết sức bất ngờ khi hai cán bộ cao cấp của Bộ Công an là ông Phan Văn Vĩnh (cựu Trung tướng, cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát) và ông Nguyễn Thanh Hóa (cựu Thiếu tướng, cựu Cục trưởng Cục cảnh sát phòng chống, tội phạm sử dụng công nghệ cao - C50, Bộ Công an) bị khởi tố.
Tại phiên tòa diễn ra hồi tháng 11, HĐXX TAND tỉnh Phú Thọ đã tuyên phạt Phan Văn Vĩnh 9 năm tù và Nguyễn Thanh Hóa 10 năm tù cùng về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”
Đầu năm 2018, qua 2 phiên tòa xét xử 2 vụ án Tham ô và Cố ý làm trái xảy ra tại dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 và vụ PVN mất 800 tỷ đồng khi góp vốn vào Ngân hàng Đại Dương (Oceanbank), bị cáo Đinh La Thăng đã phải nhận 2 bản án: 13 và 18 năm tù cho các tội danh Cố ý làm trái quy định về quản lý Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng. Ông Thăng là cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN.
Trong 2 vụ án này, Trịnh Xuân Thanh (cựu Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Xây lắp dầu khí - PVC), Phùng Đình Thực (cựu Tổng giám đốc PVN), Nguyễn Xuân Sơn (cựu Phó TGĐ PVN), Nguyễn Quốc Khánh (cựu Phó TGĐ PVN), Nguyễn Anh Minh (cựu Phó TGĐ PVN) và các bị các khác đã phải nhận các mức án từ ngồi tù đến chung thân
Sau những phiên tòa trong năm 2018, Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”, Chủ tịch HĐQT Công ty CP xây dựng Bắc Nam 79) đã phải nhận 25 năm tù giam. Trong đó, có 8 năm tù về tội Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước, 17 năm tù về tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
Liên quan đến Vũ “nhôm”, ngoài hai cựu thứ trưởng Bộ Công an là Trần Việt Tân và Bùi Văn Thành, Phan Hữu Tuấn (cựu trung tướng, cựu Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo), Nguyễn Hữu Tín (cựu Phó Chủ tịch UBND TP.HCM), Trần Phương Bình (cựu TGĐ, Phó chủ tịch HĐQT, Chủ tịch HĐTD ngân hàng TMCP Đông Á - DAB)… cũng bị tuyên án hoặc khởi tố.
Trong quá trình điều tra mở rộng vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cũng đã ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam nguyên Thứ trưởng Lê Bạch Hồng, nguyên Tổng giám đốc BHXH Việt Nam cùng đồng phạm.
Trong các vụ án khác đã được đưa ra xét xử trong năm 2018, cựu thượng tá quân đội Đinh Ngọc Hệ (tức Út “trọc”, cựu Phó TGĐ Tổng công ty Thái Sơn) đã phải nhận mức án 12 năm tù; Phạm Công Danh (cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng Việt Nam VNCB, Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh) nhận mức án 20 năm tù; Trầm Bê (nguyên Phó chủ tịch thường trực HĐQT, Chủ tịch HĐTD Sacombank) lĩnh án 4 năm tù…
Ông Trần Bắc Hà và hàng loạt doanh nhân “nhúng chàm” năm 2018
Khu đô thị Thủ Thiêm tọa lạc bên bờ Đông sông Sài Gòn, đối diện quận 1, TP.HCM, được kỳ vọng đẹp nhất Đông Nam Á. TP.HCM đã mất hơn 1 thập kỷ giải tỏa gần như toàn bộ bán đảo Thủ Thiêm, di dời khoảng 15.000 hộ dân.
Tuy nhiên, trong cuộc họp báo đầu tháng 5, nỗi bức xúc của hàng trăm người dân làng Thủ Thiêm đã bùng lên khi Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM Nguyễn Thanh Nhã cho biết: Bản đồ quy hoạch 1/5000 Khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2) đã bị thất lạc.
Chiều 9/5, tổ đại biểu Quốc hội TP.HCM tiếp xúc cử tri quận 2. Buổi làm việc kéo dài kỷ lục với hàng chục ý kiến bức xúc, những tâm tư dồn nén của người dân Thủ Thiêm xung quanh việc cưỡng chế thu hồi đất, thu hồi đất ngoài ranh giới quy hoạch, giá đền bù thấp hơn nhiều lần so với thực tế...
Ngày 15/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Thanh tra Chính phủ làm rõ khiếu nại của người dân với tinh thần "sai thì cương quyết sửa".
Sau 4 tháng vào cuộc, Thanh tra Chính phủ công bố: TP.HCM, Bộ Xây dựng và Văn phòng Chính phủ có sai phạm. Trong đó, UBND thành phố qua các thời kỳ đã phá vỡ quy hoạch được Thủ tướng phê duyệt năm 1996 (thu hồi 4,3 ha ngoài ranh; lấy đất tái định cư giao cho 51 doanh nghiệp làm dự án...).
Sau đó, TP.HCM đã công khai xin lỗi người dân Thủ Thiêm, dồn toàn lực để khắc phục sai phạm.
Ngày 21/12, Sở Xây dựng TP.HCM đã có báo cáo gửi UBND TP về kế hoạch tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm, xử lý vi phạm đối với tập thể và cá nhân theo kết quả kiểm tra của Thanh tra Chính phủ. Báo cáo kết quả kiểm điểm liên quan đến dự án sẽ trình UBND TP trước ngày 1/1/2019.
TPHCM làm việc với 4 chủ tịch UBND các thời kỳ về vụ Thủ Thiêm
Mặc dù Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia chưa có con số thống kê đầy đủ về tai nạn giao thông trong năm 2018, nhưng ước tính, năm qua, trên cả nước đã xảy ra hơn 15.000 vụ TNGT, làm chết gần 8.000 người, bị thương hơn 13.000 người. Trong số đó có nhiều vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng.
Đêm 29, rạng sáng 30/7, chiếc xe khách 16 chỗ chở gia đình chú rể và người thân từ Quảng Trị vào Bình Định rước dâu. Khi đến thị trấn Vĩnh Điện (Điện Bàn, Quảng Nam), xe 16 chỗ bất ngờ đấu đầu với xe container chạy theo hướng ngược lại. Vụ tai nạn khiến 10 người tử vong tại chỗ, 3 người khác tử vong trên đường đến bệnh viện, trong đó có cả chú rể.
Sau đó, Công an tỉnh Quảng Nam nhận định, nguyên nhân thuộc về tài xế xe 16 chỗ. Xe khách đã lấn làn trái và đâm trực diện vào xe đầu kéo. Tai nạn xảy ra khi tài xế đang thực hiện hợp đồng thứ 2 liên tiếp, tức không có thời gian nghỉ.
Sáng 15/9, xe bồn chở xi măng chạy trên Quốc lộ 4D theo hướng Lai Châu đi huyện Tam Đường (Lào Cai) với tốc độ hơn 100 km/h. Đến đoạn qua thị trấn Tam Đường, xe bồn mất phanh, lao qua dải phân cách, tông trực diện vào chiếc xe khách 16 chỗ đang chạy theo chiều ngược lại. Cú đâm cực mạnh khiến cả hai phương tiện rơi xuống vực dưới cầu bản Tiên Bình, khiến 13 người tử vong (trong đó có hai tài xế), 3 người khác bị thương.
4 giờ 36 phút sáng 22/11, lửa bùng lên bên quốc lộ 13, đoạn qua xã Minh Hưng, Chơn Thành (Bình Phước). Vụ hỏa hoạn khủng khiếp ấy, hóa ra lại bắt nguồn từ một vụ TNGT.
Vào thời điểm trên, xe chở xăng dầu (chạy hướng Chơn Thành đi Bình Long) chạy đến địa điểm trên thì va chạm với xe ba gác chạy cùng chiều. Cú va chạm khiến xe bồn lật nhào. 10 khối dầu, 4 khối xăng tràn vào khu nhà dân rồi bùng cháy dữ dội.
6 người tử vong, 19 căn nhà bị đốt cháy, hình ảnh người trong nhà chạy ra đường nhưng rồi lại gục xuống… khiến không ít người ám ảnh.
Tuy khủng khiếp nhưng đây chỉ là một vài trường hợp trong số hơn 10.000 vụ TNGT mỗi năm – con số khiến ai cũng thấy lo lắng mỗi khi bước chân ra đường.
Ngày đại hỷ biến thành đại tang và những vụ tai nạn thảm khốc năm 2018