Những người ra vào tất cả các chốt kiểm dịch của Hà Nội cần biết quy định này
Sở Chỉ huy công tác phòng, chống dịch Covid-19 TP Hà Nội vừa có yêu cầu về việc thực hiện triệt để việc quét mã QR đáp ứng nhanh công tác truy vết phòng, chống dịch.
Sở Chỉ huy công tác phòng, chống dịch Covid-19 TP Hà Nội vừa ban hành yêu cầu về việc thực hiện triệt để việc quét mã QR đáp ứng nhanh công tác truy vết phòng, chống dịch Covid-19.
Công an kiểm tra các phương tiện ra vào Hà Nội ở chốt kiểm dịch trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ảnh: Vân Anh
Theo đó, UBND TP Hà Nội đã có các văn bản chỉ đạo khai báo y tế bằng mã QR khi vào - ra các địa điểm công cộng bằng hai hình thức: Khai báo trực tuyến tại đường dẫn https://tokhaiyte.vn hoặc khai báo thông qua ứng dụng "Vietnam Health Declaration", "Bluezone", "Ncovi" cài đặt trên điện thoại thông minh.
Tính đến hết ngày 9-8-2021, trên phạm vi toàn TP, số địa điểm đã đăng ký quét mã QR là 191.872 điểm; 7 ngày vừa qua, trung bình có 141.869 lượt quét/ngày, số lượng người đã quét là rất ít so với thực tế, chưa đáp ứng được yêu cầu truy vết nhanh theo đúng chỉ đạo của trung ương và thành phố.
Để bảo đảm việc truy vết được nhanh chóng, khoanh vùng chính xác, đúng đối tượng, kịp thời ngăn chặn lây lan dịch bệnh, Sở Chỉ huy TP Hà Nội chỉ đạo giám đốc, người đứng đầu các sở, ban, ngành, đơn vị trực thuộc TP; chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện nghiêm việc quét mã QR để quản lý thông tin tất cả người vào - ra tại cơ quan, tổ chức, cơ sở, địa điểm; người vào - ra, người đến giao hàng tại các chốt kiểm soát của các xã, phường, thị trấn, khu chung cư, khu đô thị, thôn, tổ... phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 theo đúng chỉ đạo của UBND TP.
Các đơn vị, địa phương phải bảo đảm tất cả các trường hợp vào - ra phải được khai báo y tế và cập nhật thông tin lên hệ thống tờ khai y tế của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19. Đối với trường hợp bị nghẽn mạng, người dân không có thiết bị điện tử, không biết sử dụng thì đơn vị có trách nhiệm cử người hướng dẫn hoặc khai báo trên tờ khai, sau đó cập nhật ngay lên hệ thống.
Người đứng đầu đơn vị chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND TP nếu chưa thực hiện đúng, đủ nội dung chỉ đạo trên. Trường hợp có khó khăn, vướng mắc, liên hệ trực tiếp đến số điện thoại 19009095 của Ban Chỉ đạo quốc gia hoặc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội để được hướng dẫn.
Giao Sở Công Thương chỉ đạo, phối hợp với các công ty quản lý các hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, chợ đầu mối có giải pháp để người đến mua hàng, vận chuyển hàng hóa thực hiện nghiêm thông điệp "5K", khai báo y tế điện tử bằng hình thức quét mã QR; phối hợp với Sở Thông tin Truyền thông có giải pháp kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện khai báo y tế tại các siêu thị, cửa hàng tiện ích, các chợ, đề xuất giải pháp chấn chỉnh hoặc tháo gỡ khó khăn (nếu có).
UBND quận, huyện, thị xã được giao đề nghị các tập đoàn, tổng công ty; doanh nghiệp, đơn vị trên địa bàn thành phố thực hiện việc khai báo y tế bằng mã QR nêu trên đối với tất cả người vào - ra tại đơn vị. Đồng thời, rà soát, hướng dẫn, yêu cầu các cửa hàng lương thực, thực phẩm (không theo chuỗi), chợ dân sinh, các cơ sở bán hàng... (được phép hoạt động) thuộc thẩm quyền quản lý; các chốt kiểm soát của các xã, phường, thị trấn, khu chung cư, khu đô thị, thôn, tổ.... phải bảo đảm việc khai báo y tế bằng mã QR nêu trên đối với toàn bộ người vào - ra.
Sở Y tế Hà Nội cho biết, trưa nay (12/8), thành phố ghi nhận 26 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó 8 ca cộng đồng, 18 ca...
Nguồn: [Link nguồn]