Những linh vật hổ không giống... hổ gây xôn xao dư luận

Cộng đồng mạng lại xôn xao chia sẻ hình ảnh "linh vật hổ ở biển Tiên Trang Soto Quảng Xương" ở Thanh Hóa.

Hình ảnh được cho chụp ở khu Đô thị Công nghiệp - Du lịch Biển Tiên Trang thuộc thôn Tiên Trang, xã Tiên Trang, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa).

Hình ảnh con hổ "lạ" ở xã Tiên Trang, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa

Hình ảnh con hổ "lạ" ở xã Tiên Trang, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa

Trên trang mạng đăng tải bức ảnh có nhiều bình bình luận hài hước như: "Hổ bị nhiễm sắc thể 21", "Hổ chó hay sao ấy", "Nhìn mãi chẳng thấy giống ra con gì"...

Một số ý kiến cho rằng, nếu là linh vật như rồng, phượng không có thực ngoài đời thì có thể đắp hoặc vẽ khác nhau nhưng con hổ có thực ở ngoài đời, ai cũng thấy nhưng lại được 'biến thể" sang hình hài khác và chẳng giống con gì.

Nhiều bình luận về hình ảnh con hổ sau khi được đăng tải trên mạng xã hội

Nhiều bình luận về hình ảnh con hổ sau khi được đăng tải trên mạng xã hội

Trao đổi với PV Báo Giao thông, bà Nguyễn Thị Liên - Chủ tịch UBND xã Tiên Trang (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) xác nhận, con vật này nhìn lạ không biết là hổ hay trâu hay là con gì. Tượng con vật này được đặt trong khuôn viên của Cty TNHH SoTo, chúng tôi cũng có ý kiến tới doanh nghiệp nhưng do đây là quyền sở hữu của họ nên cũng khó can thiệp.

Nhiều người cho rằng tượng này giống chó, lợn hơn là giống hổ

Nhiều người cho rằng tượng này giống chó, lợn hơn là giống hổ

Trước đó, dư luận từng xôn xao với hình ảnh “gia đình ông Hổ” được trang trí ở đầu đường Nguyễn Tất Thành (phường 1, TP Bạc Liêu) mang gương mặt như “hờn cả thế giới”. Sau đó, "gia đình hổ" được đơn vị thi công "make-up" lại. Nhiều người cho rằng khuôn mặt hổ sau khi được tân trang có vẻ “quạu với cả hành tinh này” và trông giống như những chú... mèo.

Hay như ở Phú Thọ, đàn tượng hổ trang trí gồm 5 con với các tư thế khác nhau đặt tại quảng trường trung tâm thị xã Phú Thọ để trang trí, tạo cảnh quan đón xuân Nhâm Dần 2022. Nhưng những con hổ này lại được thiết kế “gầy trơ xương”, họa tiết vằn đen giống… ngựa vằn.

Hình tượng hổ có lịch sử lâu đời trong văn hoá Việt Nam. Các tài liệu liên quan chứng minh, hổ là đối tượng sùng bái và là vật tổ của nhiều bộ tộc từ thời tiền sử.

Cách ngày nay trên 2.000 năm, hình tượng hổ bước vào mỹ thuật trên các đồ đồng Đông Sơn, với quan niệm kính sợ và tôn thờ sức mạnh, oai linh của loài vật này. Cùng với diễn trình lịch sử, văn hoá Việt Nam, hình tượng hổ có những diễn biến và ý nghĩa tương ứng, từ ý nghĩa tâm linh, tôn giáo, tín ngưỡng, biểu tượng vương quyền đến những vật dụng, trang trí đời sống sinh hoạt thường nhật trong dân gian...

“Gia đình hổ” bỗng dưng nổi tiếng ở Bạc Liêu

Trước thềm xuân Nhâm Dần 2022, hình ảnh linh vật “gia đình hổ” ở Bạc Liêu bỗng nổi tiếng khắp mạng xã hội bởi...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Gia Anh ([Tên nguồn])
Vui xuân Quý Mão Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN