Những hành động bất hợp pháp của Trung Quốc ở Trường Sa, Hoàng Sa
Trung Quốc đã và đang tìm mọi cách, viện dẫn nhiều sách, tài liệu địa lý, lịch sử để chứng minh và bảo vệ cho quan điểm pháp lý về quá trình xác lập và thực thi cái gọi là “chủ quyền lịch sử” của Trung Quốc đối với “Tây Sa” và “Nam Sa” (cách gọi của Trung Quốc về 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam).
LTS: Vấn đề Biển Đông cũng như tham vọng độc chiếm Biển Đông đã được Trung Quốc lên chiến lược và “lập trình” từ rất lâu và được phôi thai ngay từ khi thành lập nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (năm 1949) với tham vọng vươn lên làm bá chủ thế giới. Đối với Việt Nam, Trung Quốc đã dùng vũ lực và rất nhiều thủ đoạn xảo trá để xâm chiếm và tạo ra tình trạng tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Mới nhất, Trung Quốc đã có những tuyên bố lố bịch và sai lệch trắng trợn trong việc khẳng định Trung Quốc có chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa, quyền chủ quyền và tài phán đối với vùng nước ở Bãi Tư Chính trong khu vực quần đảo Trường Sa…Có thể nói, đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc đưa ra luận điệu gian dối, “đổi trắng thay đen” đối với âm mưu độc chiếm vùng biển của Việt Nam tại Biển Đông.
Để độc giả có cái nhìn khái quát, toàn diện nhất về những luận điệu hoàn toàn không có cơ sở, kể cả về lịch sử và pháp lý của Trung Quốc, TS. Trần Công Trục - chuyên gia luật biển, nguyên Trưởng Ban biên giới Chính phủ tiếp tục có những phân tích rõ ràng về quá trình, chiêu bài gây hấn của Trung Quốc tại vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
TS. Trần Công Trục - chuyên gia luật biển, nguyên Trưởng Ban biên giới Chính phủ (Ảnh: Thành An).
Kỳ 1: Trung Quốc tìm mọi cách xác lập và thực thi “chủ quyền lịch sử”
Để biện minh cho những hoạt động của nhóm tàu địa chất Hải Dương 08 vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam từ đầu tháng 7/2019 đến nay, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nhiều lần khẳng định rằng những hoạt động của nhóm tàu này là hoàn toàn hợp pháp, yêu cầu Việt Nam không được gây cản trở và phải lập tức rút khỏi khu vực này; bởi vì:
1. Bãi Tư Chính (Trung Quốc gọi là bãi “Vạn An Bắc”) là một bộ phận cấu thành của “Nam Sa quần đảo”. Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo này.
2. Khu vực “Vạn An Bắc là “vùng biển phụ cận”, “vùng biển liên quan” của “Nam Sa quần đảo”; vì vậy, đây là những vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc.
Trên tinh thần thật sự cầu thị, khách quan, TS. Trần Công Trục đã phân tích, so sánh, đối chiếu, đánh giá những nội dung pháp lý quan trọng dưới “ánh sáng” của Luật pháp và thực tiễn Quốc tế hiện hành để chứng minh tuyên bố trên của Trung Quốc là phi lý, hoàn toàn không có cơ sở.
Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam!
Việt Nam có chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường sa ở giữa Biển Đông. Bởi vì, Nhà nước Việt Nam đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền của mình đối với 2 quần đảo này từ khi chúng còn là đất vô chủ, chí ít là từ thế kỷ thứ XVII.
Các vùng biển của Việt Nam theo quy định của UNCLOS. Đồ họa: Camau.gov.vn.
Việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền của Việt Nam ở 2 quần đảo này là rõ ràng, liên tục, hòa bình, phù hợp với nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ hiện hành - nguyên tắc chiếm hữu thật sự - của Công pháp quốc tế. Việt Nam có đầy đủ các chứng cứ lịch sử có giá trị pháp lý để chứng minh và bảo vệ chủ quyền của mình đối với 2 quần đảo này qua các thời kỳ lịch sử.
Những bằng chứng chứng minh việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo này là hoàn toàn đáp ứng được các điều kiện của nguyên tắc chiếm hữu thật sự:
Thứ nhất: Dưới danh nghĩa Nhà nước, thông qua các tổ chức, đơn vị hành chính do nhà nước lập ra.
Suốt trong 3 thế kỷ, từ thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XIX, dù trải qua 3 triều đại khác nhau, đều đã thực hiện sứ mệnh thiêng liêng của mình, với tư cách là Nhà nước Đại Việt, tiến hành chiếm hữu và thực thi chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Đội Hoàng Sa, một tổ chức do nhà nước lập ra để quản lý, bảo vệ, khai thác 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Đội Hoàng Sa, về sau lập thêm Đội Bắc Hải do Đội trưởng Đội Hoàng Sa kiêm quản, đã hoạt động theo lệnh của 7 đời chúa, từ chúa Nguyễn Phúc Lan hay Nguyễn Phúc Tần cho đến khi phong trào Tây Sơn nổi dậy.
Trong giai đoạn lịch sử này, có một chứng cứ hết sức quan trọng không thể không đề cập đến khi chứng minh nhà nước phong kiến Việt Nam đã quản lý thật sự, hiệu quả đối với 2 quần đảo này.
Huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa) - đảo Trường Sa lớn nhìn từ phía cầu cảng. (Ảnh: Thành An)
Đó là việc tổ chức đơn vị hành chính của Hoàng Sa (quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) trong hệ thống tổ chức hành chính của nhà nước lúc bấy giờ. Thời chúa Nguyễn, Hoàng Sa thuộc Thừa Tuyên Quảng Nam hay Quảng Nghĩa (Ngãi), lúc là Phủ khi thì Trấn: “Bãi Cát Vàng trong phủ Quảng Nghĩa” (Toản tập Thiên Nam Tứ chí Lộ đồ thư); “Hoàng Sa ở phủ Quảng Nghĩa, thuộc dinh Quảng Nam, huyện Bình Sơn, xã An Vĩnh” (Phủ biên Tạp lục của Lê Quí Đôn); sang thời Tây Sơn, phủ Quảng Nghĩa đổi thành phủ Hòa Nghĩa. Thời nhà Nguyễn, Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Ngãi.
Thứ hai: Việc bảo vệ và thực thi chủ quyền là liên tục và hòa bình.
Thời kỳ thực dân Pháp cai trị Việt Nam: Với tư cách là đại diện cho Nhà nước Việt Nam về mặt đối ngoại theo Hiệp ước Patenotre 1884, chính quyền thực dân Pháp đã tiến hành bảo vệ và quản lý 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo đúng thủ tục pháp lý đương đại.
Tiếp đến là thời kỳ Việt Nam tạm thời chia 2 miền Nam Bắc. Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa nằm dưới vỹ tuyến 17 nên thuộc quyền quản lý của chính quyền miền Nam Việt Nam và các chính thể ở miền Nam Việt Nam, với tư cách là những thực thể có tư cách pháp lý trong quan hệ quốc tế, đã tiếp tục bảo vệ và quản lý 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ năm 1954 đến 1975. Các chính thể miền Nam Việt Nam đã liên tục thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng các văn bản hành chính nhà nước, cũng như bằng việc triển khai thực thi chủ quyền thực tế trên hai quần đảo này.
Cột hải đăng trên đảo Hoàng Sa năm 1937 (Ảnh tư liệu).
Cũng trong thời gian này, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã tuyên bố nêu rõ lập trường của mình trước sự kiện này: Chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ là những vấn đề thiêng liêng đối với mỗi dân tộc; Vấn đề biên giới và lãnh thổ là vấn đề mà giữa các nước láng giềng thường có những tranh chấp do lịch sử để lại; Các nước liên quan cần xem xét vấn đề này trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, hữu nghị và láng giềng tốt và phải giải quyết bằng thương lượng.
Ngày 5/6/1975, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tuyên bố khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Từ ngày 13-28/4/1975, các lực lượng Quân giải phóng nhân dân Nam Việt Nam dưới sự lãnh đao của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa niềm Nam Việt Nam đã tiếp quản các đảo có quân đội Việt Nam Cộng hòa đóng giữ, đồng thời triển khai lực lượng đóng giữ các đảo, một số vị trí khác trong quần đảo Trường Sa.
Và, tiếp đến là thời kỳ dưới chính thể Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngày 2/7/1976, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa 6 (1976-1981), Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất được bầu vào ngày 25/4/1976, đã quyết định đổi tên nước là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoàn toàn có nghĩa vụ quyền hạn tiếp tục quản lý và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa một cách rõ ràng, hòa bình, liên tục và hiệu quả…
Lập luận phi lý của Trung Quốc
Trong khi đó, để thực hiện chiến lược độc chiếm Biển Đông, dùng Biển Đông làm bàn đạp để vươn lên tranh giành vị trí siêu cường quốc tế trong cuộc cạnh tranh địa - chính trị, địa - kinh tế, địa - chiến lược với Hoa Kỳ, Trung Quốc đã dùng vũ lực để xâm chiếm và tạo ra tình trạng tranh chấp chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa vào những năm 1909, 1956, 1974 và một số thực thể ở quần đảo Trường Sa năm 1946, 1950 (Trung Hoa Dân Quốc) và năm 1988 (Cộng hòa nhân dân Trung Hoa).
Tàu cá dân binh đi kèm bảo vệ tàu Địa chất Hải Dương 08 của Trung Quốc đang khảo sát trái phép gần khu vực bãi Tư Chính. (Ảnh: NDCC)
Để biện minh cho sự xâm chiếm bằng vũ lực đó, phía Trung Quốc lập luận rằng Trung Quốc có “chủ quyền lịch sử” đối với quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa (tức Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam). Họ khẳng định rằng, Tổ tiên người Trung Hoa từ hàng ngàn năm nay trong lịch sử đã phát hiện, khai phá, chiếm hữu, thực thi chủ quyền đối với 2 quần đảo này.
Ngày 27/6/2018, trước những chỉ trích của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis, trong chuyến thăm Trung Quốc diễn ra tại Bắc Kinh, về vấn đề Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông, leo thang căng thẳng và gây lo ngại trong khu vực, Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định: “Lãnh thổ mà tổ tiên (Trung Quốc) để lại, một tấc cũng không được đánh mất. Thứ gì của người khác thì một phân chúng tôi cũng không cần".
Trung Quốc đã và đang tìm mọi cách, viện dẫn nhiều sách, tài liệu địa lý, lịch sử để chứng minh và bảo vệ cho quan điểm pháp lý về quá trình xác lập và thực thi cái gọi là “chủ quyền lịch sử” của Trung Quốc đối với “Tây Sa” và “Nam Sa”.
Nhưng, theo quan điểm của ông Lý Lệnh Hoa, một chuyên gia nổi tiếng về Công pháp quốc tế, người Trung Quốc, thì: “…chứng cứ (lịch sử} đó có ý nghĩa ngày càng nhỏ trong luật quốc tế hiện đại…, chứng cứ thật sự có sức thuyết phục chính là sự kiểm soát thực sự. Anh nói chỗ đó của anh, vậy anh đã từng quản lý nó chưa, người ở đó có phục tùng sự quản lý của anh không, có phải người khác không có ý kiến gì không? Nếu đáp án của những câu hỏi này đều là “có” thì anh thắng là điều chắc. Ở Nam Sa, chúng ta không có được điều đó…”
Bà Monique Chemillier Gendreau, giáo sư công pháp và khoa học chính trị ở Trường Đại học Paris VII Denis Diderot, nguyên Chủ tịch Hội luật gia dân chủ Pháp, nguyên Chủ tịch Hội luật gia châu Âu kết luận: “…người Trung Quốc cách đây khá lâu đã biết ở Biển Đông có nhiều đảo mọc rải rác, nhưng điều đó không đủ làm cơ sở pháp lý để bảo vệ cho lập luận rằng, Trung Quốc là nước đầu tiên phát hiện, khám phá, khai thác và quản lý hai quần đảo này…”
Việt Nam đã trao công hàm phản đối Trung Quốc tiến hành các cuộc huấn luyện quân sự ở quần đảo Hoàng Sa của Việt...