Những giờ cân não khi dự báo bão số 13

Sự kiện: Bão số 13 Vamco

Các chuyên gia đã phân tích liên tục các sản phẩm vệ tinh, radar, quan trắc... để kết luận chính xác hướng đi, cường độ bão số 13.

Bão số 13 (có tên quốc tế là Vamco) trước khi đổ bộ vào đất liền có thời điểm giật cấp 17 và các cơ quan khí tượng quốc tế có các dự báo phân tán, không thống nhất về đường đi, cường độ của bão...

Theo ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia (trung tâm), các chuyên gia của trung tâm đã căng mình theo dõi để có dự báo chính xác, giúp các cơ quan chức năng có biện pháp phòng, chống thích hợp nên khi bão đổ bộ không gây thiệt hại về người...

Cơn bão phức tạp

Cơn bão số 13 vừa qua được cho là rất phức tạp. Trung tâm dựa vào các căn cứ nào để dự báo tâm bão sẽ vào Hà Tĩnh - Quảng Bình, thưa ông?

Ông Mai Văn Khiêm: Bão số 13 là một cơn bão mạnh, di chuyển chủ yếu theo hướng tây rồi đổi hướng tây tây bắc, đi dọc ven biển miền Trung trước khi tâm bão vào đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Bình, theo đúng như kịch bản mà trung tâm đã nhận định.

Tuy nhiên, trong thời gian từ khi bão số 13 bắt đầu vào Biển Đông tới khi ảnh hưởng trực tiếp tới các tỉnh Trung Trung bộ, rồi Bắc Trung bộ, đã có nhiều thời điểm thực sự cân não khi đưa ra những dự báo về xu hướng quỹ đạo và cường độ của bão.

Đáng nhớ nhất là thời điểm khi bão mạnh cấp 14, giật cấp 17 ở phía nam quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng - Thừa Thiên-Huế khoảng 400 km. Lúc đó bão di chuyển theo hướng tây với tốc độ khoảng 20 km/giờ.

Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia. Ảnh: AH

Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia. Ảnh: AH

Theo dõi bản tin dự báo, thời điểm bão cách đất liền 400 km thì có hướng di chuyển về TP Đà Nẵng nhưng trong các bản tin tiếp theo, trung tâm dự báo hướng di chuyển là tây tây bắc. Vì sao có điều này, thưa ông? 

Lúc đó nếu bão giữ nguyên hướng và tốc độ di chuyển thì vùng gió mạnh và mưa rất lớn sẽ ảnh hưởng Đà Nẵng và Thừa Thiên-Huế, cường độ bão suy giảm không đáng kể. 

Dự báo cường độ bão vẫn rất khó

Từ năm 1990 đến nay, sai số dự báo quỹ đạo bão giảm được khoảng 70%, đặc biệt với hạn dự báo 3-5 ngày. 

Tuy nhiên, dự báo cường độ hiện đang rất khó và đặc biệt với những cơn bão phát triển rất nhanh như cơn Goni (bão số 10) vừa qua đã tăng cấp và giảm cấp rất nhanh trong 12 tiếng.

TS KIỀU QUỐC CHÁNH, đang nghiên cứu và giảng dạy về khoa học khí quyển tại Trường ĐH Indiana, Bloomington, Mỹ

Theo kịch bản này thì Đà Nẵng và Thừa Thiên-Huế sẽ phải hứng chịu gió mạnh cấp 12-13, tương đương với cơn bão Xangsane năm 2006, cấp độ rủi ro thiên tai sẽ là cấp 4...

Tại thời điểm đó, các đài dự báo bão trên thế giới dự báo rất phân tán. Các chuyên gia của trung tâm đã tập trung trí tuệ phân tích liên tục các sản phẩm vệ tinh, radar và quan trắc ven biển mỗi 10 phút một và thảo luận để đi đến kết luận: Bão số 13 sẽ đổi hướng, tiến dần lên các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị chứ không giữ hướng tây vào Đà Nẵng và Thừa Thiên-Huế. 

Và khi càng đi lên phía bắc, với di chuyển như vậy thì cường độ bão sẽ càng suy giảm nên ảnh hưởng gió trong đất liền sẽ không đạt được cấp 12 và khi đó cấp độ rủi ro thiên tai sẽ là cấp 3.

Ngay từ đầu năm đã dự báo bão sẽ dồn dập 

Trong quá trình phân tích, đánh giá, đưa ra các bản tin dự báo, việc phối hợp, kết hợp giữa trung tâm với các đài khí tượng quốc tế diễn ra như thế nào?

Là thành viên của Tổ chức Khí tượng thế giới và Ủy ban Bão khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Tổng cục Khí tượng thủy văn Việt Nam có hoạt động hợp tác với hầu hết các nước trong khu vực và trên thế giới.

Trong nhiều năm qua, trung tâm luôn trao đổi, hợp tác chặt chẽ với các cơ quan khí tượng của Phần Lan, Nhật Bản, Mỹ, Đức, Hong Kong, Trung Quốc… 

Đặc biệt, đối với dự báo các cơn bão, trong đó có bão số 13, trung tâm đã thường xuyên trao đổi qua email, thảo luận thông qua diễn đàn để trao đổi ý kiến, nhận định về diễn biến cường độ và quỹ đạo của bão với chuyên gia dự báo bão của các cơ quan khí tượng nước bạn, đặc biệt là Nhật Bản.

Ngoài cơn bão số 13, ông đánh giá thế nào về công tác dự báo các cơn bão, tình hình mưa, lũ, sạt lở vừa qua?

Ngay từ đầu năm, chúng tôi đã nhận định năm nay sẽ là một mùa mưa bão dồn dập, nhất là trong giai đoạn cuối năm và vùng ảnh hưởng trọng tâm là khu vực miền Trung. 

Trong tháng 10 và nửa đầu tháng 11, chúng tôi đã chủ động dự báo sớm và sát diễn biến của tất cả cơn bão và áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông.

Ngoài bão và áp thấp nhiệt đới, trung tâm cũng đã cảnh báo sát nguy cơ lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng ở các đô thị và khu vực trũng, thấp của các tỉnh Trung bộ trong các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai.

Rõ ràng công tác dự báo bão không hề đơn giản, ông có thể chia sẻ những khó khăn trong nghề để bạn đọc hiểu rõ?

Công tác dự báo trong những năm qua đã từng bước được cải thiện, tuy nhiên cần phải thẳng thắn nhìn nhận đây vẫn là một bài toán khó. 

Trong thực tế, chúng ta không thể biết chính xác được khi nào giông, lốc, mưa đá cũng như vị trí, thời điểm chính xác sẽ xảy ra các hiện tượng này.

Chính phủ theo sát diễn biến từng cơn bão

Bão số 13 là một trong hai cơn bão đặc biệt phức tạp của năm 2020. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã trực tiếp chủ trì hai cuộc họp triển khai công tác ứng phó với bão.

Còn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dù chuẩn bị dự phiên họp cấp cao ASEAN nhưng ngày 14-11 vẫn thường xuyên gọi điện thoại để nắm bắt diễn biến cơn bão. Trong đêm 15-11, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng liên tục gọi điện thoại hỏi diễn biến để kịp thời chỉ đạo công tác ứng phó.

Nhờ công tác dự báo, phòng, chống tốt nên đã giảm thiểu thiệt hại, không có thương vong về người khi bão đổ bộ vào đất liền.

Tại sao bão số 13 rất mạnh lại giảm liền 5-6 cấp khi áp sát đất liền miền Trung?

Bão số 13 đã giảm liền 5-6 cấp so với lúc mạnh nhất gió cấp 14, giật cấp 17 khi đi vào vùng biển các tỉnh miền Trung.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo AN HIỀN ([Tên nguồn])
Bão số 13 Vamco Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN