Những điều "lạ" về cặp song sinh gần trăm tuổi ở Hải Dương

Sự kiện: Thời sự

Bí quyết giúp anh em cụ Phướng sống trường thọ chính là biết điều chỉnh cuộc sống hợp lý, không gây áp lực để tư tưởng được thoải mái.

Chúng tôi đến thăm gia đình hai cụ song sinh Nguyễn Văn Phướng và Nguyễn Văn Phiếm (SN 1928) khi cụ Phướng đang chuẩn bị nấu cơm buổi chiều. Đây là hai anh em song sinh trong gia đình có 5 anh em gần trăm tuổi thuộc dòng họ Nguyễn Văn ở thôn Đồng Tái, xã Thống Kênh, huyện Gia Lộc (Hải Dương).

Vì bị nặng tai, nên thấy có khách đến, cụ Phướng đi tìm người con trai Nguyễn Văn Phương (53 tuổi) về tiếp khách.

Ông Nguyễn Văn Phương (con trai duy nhất cụ Phướng) cho biết: "Do ngày trước bố tôi bị thực dân bắt tù đày và tra tấn cho nên mấy năm gần đây, hai tai của bố tôi không nghe được gì, do đó khi nhà có khách, cụ đều tìm tôi về để trò chuyện”.

Những điều "lạ" về cặp song sinh gần trăm tuổi ở Hải Dương - 1

Hai anh em song sinh cụ Phiếm (áo trắng) và cụ Phướng (áo xanh). Ảnh: Đ.Tuỳ

Năm 1950, cụ Phướng xây dựng gia đình với cụ bà Nguyễn Thị Tường (SN 1929) là người cùng quê. Đến tháng 12/1951, cụ lên đường tòng quân đánh giặc và đóng quân tại Thái Bình. Hơn 1 năm sau, trong trận chiến đấu giáp lá cà ở huyện Duyên Hà (cũ), cụ bị thực dân Pháp bắt và giam giữ tại 4 nhà tù, nhà máy chai Nam Định, Đoàn Xá (Hải Phòng), nhà Tiền (Hà Nội) và nhà tù Hạnh Thông Tây (Sài Gòn). Trong suốt thời gian đó, cụ bị kẻ địch tìm mọi cách tra khảo, nhưng cụ nhất định không khai cơ sở Cách mạng.

"Lúc tôi ở trong tù, các tù chính trị thành lập tổ chức bí mật và bầu tôi làm Tiểu đội trưởng, tổ trưởng tổ bảo mật liên lạc để đấu tranh với quân địch. Nhiều lần bị địch tra tấn tôi tưởng không qua khỏi, nhưng nghĩ đến đồng đội và Cách mạng, tôi lại càng quyết tâm hơn", cụ Phướng cho biết.

Sau khi được thả tự do và về địa phương sinh sống, cụ Phướng được giao nhiệm vụ làm Trung đội trưởng trung đội dân quân, đội trưởng ngành nghề của xã và nhiều cương vị khác nhau ở thôn. Có những lúc cụ quản lý cả một đội thợ xây nhiều nhất vùng để đi xây dựng. Đến năm 1989, cụ nghỉ công tác và ở nhà cùng con cháu.

Những điều "lạ" về cặp song sinh gần trăm tuổi ở Hải Dương - 2

Lý lịch quân nhân cụ Nguyễn Văn Phướng. Ảnh: Đ.Tuỳ

Ngồi bên cạnh cụ Phướng là người em song sinh Nguyễn Văn Phiếm. Khác với người anh, cụ Phiếm ít nói, hay cười nhưng trầm tính. Cụ Phiếm cho biết: "Khi bố mẹ mất, tôi về nhà ở cùng với anh cả và các em. Đến năm 18 tuổi, tôi tham gia đội du kích của xã, sau đó gia nhập gia phong trào hợp tác xã, lấy vợ sinh con và làm nông nghiệp tại địa phương. Hiện tại, tôi có 9 người con (3 trai, 6 gái), 24 cháu nội ngoại và vợ chồng tôi ở với người con trai út".

Nói về hai cậu ruột của mình, ông Nguyễn Bá Minh (80 tuổi, cháu ruột con chị gái lớn) cho hay, mặc dù là anh em song sinh, nhưng hai cụ lại có tính cách khác nhau hoàn toàn. Cụ Phiếm ít nói, hiền lành, đông con nhiều cháu và đôi lúc vẫn uống rượu. Còn cụ Phướng sinh được 1 người con, tính cách sôi nổi, tham gia nhiều hoạt động, phong trào của địa phương, cụ rất khéo tay và không bao giờ hút thuốc hay uống rượu.

Ông Phương cho biết: "Nếu như bằng tuổi hai cụ mà khoẻ mạnh thì ở trong làng này hầu như không còn. Đặc biệt, nhiều năm nay tôi chưa thấy hai cụ ốm đau phải đi bệnh viện điều trị bao giờ. Cách đây khoảng 20 năm, cụ Phiếm có mổ tuyến tiền liệt ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương. Khi mổ xong cụ khoẻ bình thường và có phần nhanh nhẹn hơn trước".

Những điều "lạ" về cặp song sinh gần trăm tuổi ở Hải Dương - 3

Hai anh em cụ Phướng rất thích đọc báo. Ảnh: Đ.Tuỳ

Tuy tuổi cao và có nhiều điểm khác biệt, nhưng hai cụ có nhiều sở thích giống nhau, từ việc thích đến nhà nhau chơi, ngồi trò chuyện đến việc thường xuyên xem sách báo và tin thức hàng ngày. "Ngày nào chúng tôi không đọc báo thì lại nghe đài để biết tình hình thời sự và nghe những thông tin dành cho tuổi già. Đây là thói quen không chỉ chúng tôi mà các anh em tôi trong gia đình đều thích. Có lẽ, chính điều này đã giúp chúng tôi có được nhiều thông tin bổ ích và tinh thần được sảng khoái", cụ Phiếm chia sẻ.

Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, ông Vũ Văn Dương - Chủ tịch UBND xã Thống Kênh cho hay, trong số 5 anh em ruột nhà cụ Nguyễn Văn Hướng, thì cụ Phướng và cụ Phiếm là đặc biệt nhất. Vì hai cụ sinh đôi nhưng nhiều thứ không giống nhau. Có điều lạ là không thấy các cụ và con cái to tiếng mâu thuẫn bao giờ, ai cũng hài hoà đoàn kết và sống khoẻ. Thậm chí, bố mẹ thân sinh ra các cụ khi mất cũng nhiều tuổi nhất làng này.

"Tôi nghĩ rằng bí quyết giúp anh em cụ Phướng sống trường thọ chính là biết điều chỉnh cuộc sống sao cho hợp lý, không gây ra áp lực để tư tưởng luôn được thoải mái", ông Dương cho biết.

Một số hình ảnh về anh em song sinh gần trăm tuổi ở Hải Dương:

Những điều "lạ" về cặp song sinh gần trăm tuổi ở Hải Dương - 4

Những điều "lạ" về cặp song sinh gần trăm tuổi ở Hải Dương - 5

Do bị địch bắt tù đầy khiến cho cụ Phướng không còn nghe được nhiều năm nay

Những điều "lạ" về cặp song sinh gần trăm tuổi ở Hải Dương - 6

Những điều "lạ" về cặp song sinh gần trăm tuổi ở Hải Dương - 7

Hằng ngày, hai anh em cụ sang chơi và nói chuyện với nhau như người bạn thân

Những điều "lạ" về cặp song sinh gần trăm tuổi ở Hải Dương - 8

Những điều "lạ" về cặp song sinh gần trăm tuổi ở Hải Dương - 9

Tuy tuổi cao nhưng các cụ rất thích đọc báo

Những điều "lạ" về cặp song sinh gần trăm tuổi ở Hải Dương - 10

Những điều "lạ" về cặp song sinh gần trăm tuổi ở Hải Dương - 11

Trong cuộc sống hàng ngày, chưa bao giờ thấy các cụ mâu thuẫn với nhau

Những điều "lạ" về cặp song sinh gần trăm tuổi ở Hải Dương - 12

Những điều "lạ" về cặp song sinh gần trăm tuổi ở Hải Dương - 13

Niềm vui lớn nhất của các cụ lúc này là quây quần cùng con cháu

Những điều "lạ" về cặp song sinh gần trăm tuổi ở Hải Dương - 14

Và anh em ruột thịt của mình

Xem hai anh em cụ Phiếm đọc báo

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đức Tùy (Gia đình & Xã hội)
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN