Những đại dịch khủng khiếp nhất ở châu Phi

Kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt đã khiến châu Phi liên tiếp phải trải qua những đại dịch có sức tàn phá mạnh mẽ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế.

Châu Phi hiện đang là tâm điểm của cả thế giới trước sự bùng phát mạnh mẽ của virus Ebola. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, tính đến đầu tháng 8 đã có hơn 900 ca tử vong và hơn 1.000 trường hợp có mắc bệnh kể từ khi dịch bệnh này xuất hiện vào tháng 3, và nó có nguy cơ lây lan nhanh chóng ra toàn cầu. Tuy nhiên, không chỉ với dịch bệnh Ebola, mà trước đó, châu Phi đã phải hứng chịu không ít những đại dịch khủng khiếp, có sức tàn phá mạnh mẽ tại châu lục nghèo nhất thế giới này.

HIV/AIDS

Bắt đầu bùng phát từ những năm cuối thập niên 70, HIV/AIDS đã tấn công các nước ở phía Tây châu Phi và sau đó vượt đại dương tấn công sang nhiều châu lục khác. Hiện châu Phi là quốc gia có số người nhiễm HIV cao nhất thế giới, với 70% số người nhiễm HIV trên toàn thế giới tập trung tại châu lục này.

Những đại dịch khủng khiếp nhất ở châu Phi - 1

Một bệnh nhân nhiễm HIV ở châu Phi

Mỗi năm, HIV/AIDS đã cướp đi sinh mạng của 3 triệu người trên toàn cầu, trong đó, gần 2/3 sống ở vùng hạ Sahara ở châu Phi, nơi tỷ lệ bệnh nhân nữ đang tăng với tốc độ kinh hoàng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đến năm 2025, khoảng 90 triệu người châu Phi sẽ nhiễm HIV, chiếm 10% tổng dân số châu Phi. Theo Ngân hàng thế giới, tăng trưởng kinh tế trên toàn châu Phi cũng bị kéo xuống từ 2-4% mỗi năm do đại dịch HIV/AIDS, khiến quốc gia này đã nghèo lại càng nghèo hơn.

Sốt rét

Mỗi năm trên thế giới có ít nhất 300 triệu trường hợp sốt rét cấp tính và có hơn 1 triệu trường hợp tử vong, 90% trong số đó ở châu Phi, đa số là trẻ em. Tỉ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi tại lục địa này là 20%, chiếm 10% trong tổng số tử vong của các bệnh trẻ em ở đây.

Những đại dịch khủng khiếp nhất ở châu Phi - 2

Sốt rét là một trong những nguyên nhân gây nghèo đói tại châu Phi.

Cơ sở vật chất thiếu thốn, lạc hậu đã khiến công tác phòng ngừa dịch bệnh sốt rét gặp nhiều khó khăn. Sốt rét cũng được coi là căn bệnh kéo chậm sự tăng trưởng kinh tế tại châu Phi khoảng 1%.

Viêm màng não

Bệnh viêm màng não được cho là xuất hiện tại châu Phi hơn 100 năm qua tạo nên vành đai viêm màng não kéo dài qua 21 quốc gia từ Ethiopia ở khu vực Đông Phi tới Mauritania ở Tây Phi.

Những đại dịch khủng khiếp nhất ở châu Phi - 3

Bệnh viêm màng não phát triển nhanh chóng tại châu Phi.

Tại một số quốc gia trong khu vực vành đai viêm màng não, tỷ lệ nhiễm bệnh cao đến mức 1000 người trên 100.000 dân. Trong đó các em nhỏ là đối tượng dễ bị tấn công nhất.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, bệnh dịch này thường bùng phát vào cuối mùa mưa ở châu Phi. Việc tiêm phòng vắc xin polysaccharide khi đại dịch bắt đầu đã cứu được nhiều mạng sống tại châu Phi, tuy nhiên điều này không làm giảm tần số của dịch bệnh.

Lao

Những đại dịch khủng khiếp nhất ở châu Phi - 4

Bệnh lao, kẻ giết người số một tại châu Phi.

Cùng với châu Á, châu Phi là khu vực có tỷ lệ người mắc bệnh lao cao nhất thế giới. Tại châu Phi, đây được coi là kẻ giết người số một với 80% thanh niên mắc bệnh. Điều kiện sống nghèo nàn, thiếu thốn được coi là nguyên nhân của căn bệnh này.

Theo con số thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), số người nhiễm lao tại châu Phi chiếm 24% trên thế giới và đây là nơi có tỷ lệ tử vong cao nhất. Ước tính số ca nhiễm bệnh lao tại châu lục này đã tăng gấp đôi từ năm 1990 đến năm 2005, từ 149 người lên 343 người nhiễm bệnh trên 100.000 người. Điều kiện sống nghèo nàn, nghèo đói được coi là nguyên nhân của căn bệnh này.

Dịch tả

Trong những năm gần đây, dịch tả đã lan rộng tại các nước thuộc khu vực Trung và Tây Phi khiến hàng ngàn người tử vong.

Những đại dịch khủng khiếp nhất ở châu Phi - 5

Thiếu nước sạch và nhà vệ sinh là nguyên nhân hàng đầu của dịch tả.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tình trạng thiếu nước sạch và nhà vệ sinh tại các quốc gia khác như Cameroon, Nigeria, Chad và nhiều nước khác trong khu vực là nguyên nhân hàng đầu của căn bệnh này. Hơn nữa, việc người dân các nước thường xuyên di cư đã khiến tốc độ lây lan của dịch bệnh gia tăng nhanh chóng.

Chỉ tính riêng trong năm 2010, tại Cộng hòa Chad đã có 1040 người nhiễm bệnh tả và 65 người thiệt mạng, cong tại Nigeria con số này cao hơn nhiều với 10.000 người nhiễm bệnh và số người tử vong lên tới hơn 600 người. Theo các chuyên gia việc người dân các nước thường xuyên di cư đã khiến tốc độ lây lan của dịch bệnh gia tăng nhanh chóng.

Ebola

Được coi là một trong những dịch bệnh tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại, bắt đầu xuất hiện tại khu vực Tây Phi vào năm 1976. Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, sự bùng phát dữ dội của đại dịch này đã khiến nó vượt ra ngoài tầm kiểm soát của châu Phi và có nguy cơ trở thành dịch bệnh toàn cầu với nguy cơ tử vong là 90%.

Những đại dịch khủng khiếp nhất ở châu Phi - 6

Người nhiễm bệnh Ebola bị ném ra ngoài đường do người thân lo sợ bị nhiễm bệnh tại Liberia.

Tính tới thời điểm hiện tại, vẫn chưa có một phương thuốc và vắc xin nào có thể điều trị loại virus này. Những người có nguy cơ mắc phải Ebola là những người phải tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh. Đó có thể là: Người nhà bệnh nhân, những người tiếp xúc gần với bệnh nhân, người dự tang lễ bệnh nhân và có tiếp xúc trực tiếp với thi thể người nhiễm bệnh, người đi săn tiếp xúc với xác động vật chết do nhiễm Ebola và các cán bộ y tế chăm sóc người bệnh Ebola.

Những đại dịch khủng khiếp nhất ở châu Phi - 7

Đã có hơn 900 ca tử vong do nhiễm virus Ebola.

Dịch Ebola còn có thể lan rộng từ quốc gia này sang quốc gia khác thông qua con đường du lịch. Chính vì vậy, các nhà chức trách các nước đang ban bố lệnh cấm cũng như khuyến cáo các công dân nước mình tránh tới những nước châu Phi đang có dịch. Thậm chí, tại nhiều sân bay lớn, các biện pháp xét nghiệm đã rục rịch được chuẩn bị để phòng tránh tối đa virus Ebola.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Nhung ([Tên nguồn])
Dịch Ebola tồi tệ nhất trong lịch sử Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN