Những "cụ" cây bên trong vườn thú cổ bậc nhất thế giới ở TP.HCM

Sự kiện: 24h vạn dặm

Nhiều loài cây cổ thụ ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn có tuổi đời trên dưới 200 năm hiện vẫn toả bóng sum suê, tạo nên một “khu rừng xanh” giữa trung tâm TP.HCM.

Thảo Cầm Viên Sài Gòn (quận 1, TP.HCM) được xây dựng năm 1864, sau khi người Pháp đánh chiếm Sài Gòn và bắt đầu xây dựng khu vườn ươm, đặt tên là vườn Bách thảo Sài Gòn. Vườn thú nằm ở đoạn cuối kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè với diện tích rộng 20ha. Đây là một trong những vườn thú cổ nhất trên thế giới.

Thảo Cầm Viên Sài Gòn (quận 1, TP.HCM) được xây dựng năm 1864, sau khi người Pháp đánh chiếm Sài Gòn và bắt đầu xây dựng khu vườn ươm, đặt tên là vườn Bách thảo Sài Gòn. Vườn thú nằm ở đoạn cuối kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè với diện tích rộng 20ha. Đây là một trong những vườn thú cổ nhất trên thế giới.

Hiện nay, sở thú 160 năm tuổi này đang nuôi dưỡng hơn 2.000 cá thể động vật thuộc 135 loài, hơn 2.500 cây xanh với hơn 900 loài thực vật được bảo tồn, trong đó có trên 700 cây cổ thụ. Sở thú được hình thành trên một góc rừng miền Đông Nam bộ, thuộc kiểu rừng mưa nhiệt đới vẫn lưu dấu tích, nhiều loài cây tuổi thọ cao hàng hiếm, thuộc dạng nguy cấp như: cây dây gùi; cây mét; cây lòng mang lá nhỏ; cây cườm thị; cây tung; cây giáng hương; gõ đỏ; gõ mật; lim xanh;…

Hiện nay, sở thú 160 năm tuổi này đang nuôi dưỡng hơn 2.000 cá thể động vật thuộc 135 loài, hơn 2.500 cây xanh với hơn 900 loài thực vật được bảo tồn, trong đó có trên 700 cây cổ thụ. Sở thú được hình thành trên một góc rừng miền Đông Nam bộ, thuộc kiểu rừng mưa nhiệt đới vẫn lưu dấu tích, nhiều loài cây tuổi thọ cao hàng hiếm, thuộc dạng nguy cấp như: cây dây gùi; cây mét; cây lòng mang lá nhỏ; cây cườm thị; cây tung; cây giáng hương; gõ đỏ; gõ mật; lim xanh;…

Bao phủ cả một khu vực rộng lớn là một “cụ” cây dây leo um tùm, bò lên những ngọn cây khác, nhiều dây có chiều dài gần 100m. Đây chính là cây dây gùi, là đại diện duy nhất và cuối cùng của rừng nguyên sinh xưa còn lại đến ngày nay. Theo nhiều tài liệu, trung tâm TP.HCM hiện diện từng là một khu rừng nguyên sinh lớn được khai phá. Theo thời gian, nhiều thảm thực vật đặc hữu bị dẹp bỏ, chỉ giữ lại những cây cổ thụ lớn.

Bao phủ cả một khu vực rộng lớn là một “cụ” cây dây leo um tùm, bò lên những ngọn cây khác, nhiều dây có chiều dài gần 100m. Đây chính là cây dây gùi, là đại diện duy nhất và cuối cùng của rừng nguyên sinh xưa còn lại đến ngày nay. Theo nhiều tài liệu, trung tâm TP.HCM hiện diện từng là một khu rừng nguyên sinh lớn được khai phá. Theo thời gian, nhiều thảm thực vật đặc hữu bị dẹp bỏ, chỉ giữ lại những cây cổ thụ lớn.

“Cụ” dây gùi này còn lâu năm hơn cả Thảo Cầm Viên, được nhân viên sở thú xem như “cây thần”, chăm sóc cẩn thận, lắp hệ thống giá đỡ cho cây phát triển.

“Cụ” dây gùi này còn lâu năm hơn cả Thảo Cầm Viên, được nhân viên sở thú xem như “cây thần”, chăm sóc cẩn thận, lắp hệ thống giá đỡ cho cây phát triển.

Lá cây phát triển xanh tốt chủ yếu ở phần ngọn vươn ra xa. Theo nhân viên sở thú, trái của cây khi chín có màu vàng nhạt và có vị chua.

Lá cây phát triển xanh tốt chủ yếu ở phần ngọn vươn ra xa. Theo nhân viên sở thú, trái của cây khi chín có màu vàng nhạt và có vị chua.

Nằm bên phải Bảo tàng lịch sử TP.HCM là những nhánh cây mét mọc sum suê. Cây mét này được xem là một trong những cây lâu đời nhất ở Thảo Cầm Viên, với tuổi đời khoảng 200 năm.

Nằm bên phải Bảo tàng lịch sử TP.HCM là những nhánh cây mét mọc sum suê. Cây mét này được xem là một trong những cây lâu đời nhất ở Thảo Cầm Viên, với tuổi đời khoảng 200 năm.

Cây chính già mục gốc và bị đổ do mưa bão, phần thân gốc có đường kính hơn 2m hiện chỉ còn một ít dấu tích.

Cây chính già mục gốc và bị đổ do mưa bão, phần thân gốc có đường kính hơn 2m hiện chỉ còn một ít dấu tích.

Cạnh vườn thú thiếu nhi là cây sống rắn cao chót vót hơn 20m, được xếp vào hàng cây khổng lồ tại đây. Loài cây này phân bố ở nhiều nước như: Việt Nam; Lào; Campuchia; Ấn Độ; Mianma;…

Cạnh vườn thú thiếu nhi là cây sống rắn cao chót vót hơn 20m, được xếp vào hàng cây khổng lồ tại đây. Loài cây này phân bố ở nhiều nước như: Việt Nam; Lào; Campuchia; Ấn Độ; Mianma;…

Cây có thân thuôn dài, vươn cao, chu vi thân khoảng 4,5m, bên gốc cây là am thờ nhỏ được hương khói thường xuyên.

Cây có thân thuôn dài, vươn cao, chu vi thân khoảng 4,5m, bên gốc cây là am thờ nhỏ được hương khói thường xuyên.

Cây sọ khỉ (còn gọi là xà cừ), một loài cây thuộc họ Xoan, có mã số 1552 nằm ở cạnh hồ sen, có nguồn gốc từ châu Phi, được đưa về trồng sau khi thành lập sở thú năm 1865. Cây có đường kính khoảng 4m, phải 8 người lớn ôm mới hết. Cây sọ khỉ này là một trong những điểm check in, chụp hình lưu niệm của nhiều người ghé thăm sở thú.

Cây sọ khỉ (còn gọi là xà cừ), một loài cây thuộc họ Xoan, có mã số 1552 nằm ở cạnh hồ sen, có nguồn gốc từ châu Phi, được đưa về trồng sau khi thành lập sở thú năm 1865. Cây có đường kính khoảng 4m, phải 8 người lớn ôm mới hết. Cây sọ khỉ này là một trong những điểm check in, chụp hình lưu niệm của nhiều người ghé thăm sở thú.

Với chiều cao trên 40m, nhánh toả sum suê, cây sọ khỉ 159 tuổi này được xác định là cây sọ khỉ lớn nhất Việt Nam.

Với chiều cao trên 40m, nhánh toả sum suê, cây sọ khỉ 159 tuổi này được xác định là cây sọ khỉ lớn nhất Việt Nam.

Ngoài ra, lối vào 2 cổng của Thảo Cầm Viên có những dãy sọ khỉ cổ thụ tuổi đời trên dưới 100 năm toả bóng sum suê.

Ngoài ra, lối vào 2 cổng của Thảo Cầm Viên có những dãy sọ khỉ cổ thụ tuổi đời trên dưới 100 năm toả bóng sum suê.

Cách “cụ” sọ khỉ khoảng 50m là “cụ” cây tung – một trong những cây quý hiếm và thuộc hàng lâu đời nhất ở đây, có tuổi đời trên 150 năm. Cây tung duy nhất của sở thú này có đường kính thân 1,2m, cao hơn 20m.

Cách “cụ” sọ khỉ khoảng 50m là “cụ” cây tung – một trong những cây quý hiếm và thuộc hàng lâu đời nhất ở đây, có tuổi đời trên 150 năm. Cây tung duy nhất của sở thú này có đường kính thân 1,2m, cao hơn 20m.

Theo một nhân viên sở thú, cây có bộ rễ bạch đồ sộ rất đẹp nên thường được nhiều du khách ưa thích chụp hình. Loài cây này phân bố nhiều ở Ấn Độ, Mianma, Indonesia, Malaysia… Ở Việt Nam cây có mặt ở các tỉnh miền núi phía Bắc như: Lai Châu; Sơn La;…

Theo một nhân viên sở thú, cây có bộ rễ bạch đồ sộ rất đẹp nên thường được nhiều du khách ưa thích chụp hình. Loài cây này phân bố nhiều ở Ấn Độ, Mianma, Indonesia, Malaysia… Ở Việt Nam cây có mặt ở các tỉnh miền núi phía Bắc như: Lai Châu; Sơn La;…

Toạ lạc giữa khu nuôi hà mã và hươu cao cổ là cây giáng hương trên 200 tuổi. “Cụ” cây này có mặt tại đây trước khi thành lập sở thú hơn nửa thế kỷ. Giáng hương là loài gỗ quý, bền, nhựa có màu đỏ như máu, có vân rất đẹp. Đây là loài cây mối mọt không đụng đến nên thường bị khai thác, săn lùng. Loài này được ghi vào Sách đỏ Việt Nam, thuộc dạng nguy cấp.

Toạ lạc giữa khu nuôi hà mã và hươu cao cổ là cây giáng hương trên 200 tuổi. “Cụ” cây này có mặt tại đây trước khi thành lập sở thú hơn nửa thế kỷ. Giáng hương là loài gỗ quý, bền, nhựa có màu đỏ như máu, có vân rất đẹp. Đây là loài cây mối mọt không đụng đến nên thường bị khai thác, săn lùng. Loài này được ghi vào Sách đỏ Việt Nam, thuộc dạng nguy cấp.

Ngoài ra, Thảo Cầm Viên còn nhiều loài cây có tuổi đời hàng trăm năm, quý hiếm như: cây lòng mang lá nhỏ; cây cườm thị gõ đỏ; gõ mật (ảnh); lim xanh; lát hoa; trầm hương; mặc nưa;… phát triển xanh tốt, toả bóng khắp các khu vực tạo nên một “khu rừng” xanh giữa lòng thành phố.

Ngoài ra, Thảo Cầm Viên còn nhiều loài cây có tuổi đời hàng trăm năm, quý hiếm như: cây lòng mang lá nhỏ; cây cườm thị gõ đỏ; gõ mật (ảnh); lim xanh; lát hoa; trầm hương; mặc nưa;… phát triển xanh tốt, toả bóng khắp các khu vực tạo nên một “khu rừng” xanh giữa lòng thành phố.

Nhiều cây cổ thụ bị gãy phần lớn thân vẫn được sở thú tiếp tục bảo tồn, chằng néo giá đỡ bằng thép rất chắc chắn, phòng cây ngã đổ, nhất là vào mùa mưa bão.

Nhiều cây cổ thụ bị gãy phần lớn thân vẫn được sở thú tiếp tục bảo tồn, chằng néo giá đỡ bằng thép rất chắc chắn, phòng cây ngã đổ, nhất là vào mùa mưa bão.

Trong 12 năm phụ trách Thảo Cầm Viên Sài Gòn (1865-1877), ông J.B Louis Pierre (1833-1905), người sáng lập và là giám đốc đầu tiên đã để lại một di sản quý giá là bộ sưu tập hơn 100.000 tiêu bản (hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Thực vật thuộc Viện Sinh học nhiệt đới TP.HCM) và hàng nghìn cây cổ thụ trên các công viên và đường phố khu trung tâm TP.HCM hôm nay.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Lam ([Tên nguồn])
24h vạn dặm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN