Những công trình thay đổi diện mạo đô thị TP.HCM

Sự kiện: 24h vạn dặm

Năm 2022, nhiều công trình hoàn thành đã làm thay đổi diện mạo đô thị TP.HCM và năm 2023 sẽ tiếp tục đẩy mạnh tiến độ các công trình đã khởi công.

Trong Hội nghị Dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 3, vành đai 4 TP.HCM, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi nhấn mạnh: Dự án đường vành đai 3 đang được TP.HCM và địa phương thực hiện đúng tiến độ.

Chủ tịch UBND TP cho rằng làm được đường vành đai 3 là vinh dự đóng góp cho công trình trọng điểm quốc gia. Vì vậy, phải làm khách quan, trong sáng, nếu làm sai sẽ mất đi danh dự đóng góp cho dự án.

UBND TP sẽ báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ, TP sẽ tiếp thu ý kiến từ chuyên gia và sẽ thành lập một nhóm chuyên lo nguồn cung vật liệu xây dựng cho dự án này.

Ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban giao thông), cho biết: Tiếp nối những thành công năm 2022, ngành giao thông TP sẽ có những khởi sắc tươi mới trong năm 2023.

Theo đó, hàng loạt dự án hoàn thành trong năm 2022 và những dự án tiêu biểu đang thi công sẽ được ngành giao thông tích cực thúc đẩy tiến độ.

Từ cầu Ba Son đến metro số 1

Trong năm 2022, sự kiện khánh thành cầu Thủ Thiêm 2 (cầu Ba Son) đã nhận được sự theo dõi, chú ý từ người dân TP và là một trong 10 sự kiện nổi bật của TP.HCM trong năm 2022.

Cầu Ba Son được hoàn thành đã làm thay đổi diện mạo đô thị quận 1, TP Thủ Đức, rút ngắn khoảng cách đi lại giữa TP Thủ Đức với trung tâm TP.

Công trình cũng chia sẻ áp lực giao thông với hầm sông Sài Gòn, Xa lộ Hà Nội và đường Nguyễn Hữu Cảnh.

Theo ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP, cầu Ba Son đã tạo sức hút đầu tư để hoàn thiện khu đô thị này trước năm 2030 - nơi được định hướng trung tâm kinh tế, tài chính của quốc tế, khu đô thị sáng tạo, tương tác cao phía đông TP.

Hiện TP cũng đang chuẩn bị các bước chiếu sáng mỹ thuật trên cầu.

Thay đổi diện mạo đô thị, mở rộng không gian văn hóa

Sáng 17-3-2022, TP.HCM khánh thành Công viên Mê Linh và Công viên bến Bạch Đằng. Đây là một trong những không gian văn hóa quan trọng, không gian công cộng của người dân TP. Việc mở không gian hướng ra bến Bạch Đằng và sông Sài Gòn giúp người dân có khu vực sinh họat công cộng mang nhiều nét đặc trưng sông nước của người TP.HCM.

Đặc biệt, việc Công viên bến Bạch Đằng được đưa vào sử dụng còn mở ra việc chỉnh trang đô thị dọc sông, kênh rạch để mang lại nhiều giá trị hơn cho TP.HCM.

Còn dự án chỉnh trang Công viên Mê Linh, TP.HCM đặc biệt chú trọng trong công tác trùng tu tượng Đức thánh Trần Hưng Đạo.

Công tác trùng tu đã được nghiên cứu, tham vấn kỹ lưỡng bởi Trung tâm Bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử - văn hóa (thuộc Sở VH&TT TP) cùng các chuyên gia đầu ngành. Sau khi trùng tu, tôn tạo, tượng đài vẫn giữ được tính nguyên bản, đồng thời được thiết kế tăng cường hệ thống chiếu sáng nghệ thuật cho tượng đài.

Từ tháng 3, khi công tác trùng tu hoàn tất và tượng Đức thánh Trần Hưng Đạo đã thu hút nhiều người dân đến tham quan.

Tượng Đức thánh Trần Hưng Đạo do nhà điêu khắc Phạm Thông sáng tác vào thời điểm năm 1967, được đặt tại Công trường Mê Linh (phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM)... Hình ảnh bức tượng oai phong đã ghi dấu trong lòng nhiều thế hệ người dân TP.

Năm 2022 tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) cho chạy thử tàu ở khu vực depot và cho chạy thủ đoạn trên cao từ ga Bến xe Suối Tiên đến ga ĐH Quốc gia TP.HCM, ga Khu công nghệ cao qua ga Thủ Đức đến ga Bình Thái.

Trong năm 2022, sự kiện khánh thành cầu Thủ Thiêm 2 đã nhận được sự theo dõi, chú ý từ người dân TP và là một trong 10 sự kiện nổi bật của TP.HCM trong năm 2022. Ảnh: HÀ THANH

Trong năm 2022, sự kiện khánh thành cầu Thủ Thiêm 2 đã nhận được sự theo dõi, chú ý từ người dân TP và là một trong 10 sự kiện nổi bật của TP.HCM trong năm 2022. Ảnh: HÀ THANH

Theo Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường, sự kiện chạy thử một đoạn trên cao tuyến metro số 1 là cột mốc quan trọng. Từ đó, sớm đưa dự án metro số 1 vào vận hành, đảm bảo khai thác tuyến metro số 1 trong năm 2023.

Còn ông Nguyễn Quốc Hiển, Phó Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM, cho hay chạy thử nghiệm đoạn trên cao là bước đệm để đơn vị hoàn thành công tác thi công, chuyển sang giai đoạn đưa vào vận hành khai thác trong năm 2023.

Hàng loạt công trình trọng điểm được khởi công

Năm 2022 có thể nói là một năm nỗ lực rất lớn của Sở GTVT TP.HCM và Ban giao thông khi hàng loạt công trình trọng điểm được khởi công.

Theo Ban giao thông, đây là những dự án làm thay đổi diện mạo TP, đồng thời góp phần giải quyết tình trạng ùn ứ ở các cửa ngõ.

Cụ thể, dự án đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa sẽ kết nối, đồng bộ với dự án xây dựng nhà ga T3 - Tân Sơn Nhất. Dự án đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa được kỳ vọng giải quyết ùn ứ, đáp ứng nhu cầu kết nối với khu vực sân bay Tân Sơn Nhất.

Thứ hai là dự án mở rộng Quốc lộ 50. Đây là dự án liên vùng kết nối với tỉnh Long An và khu vực ĐBSCL. Sự kiện khởi công dự án Quốc lộ 50 góp phần kết nối liên vùng, giải quyết tình trạng ùn ứ và tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ ba là dự án xây dựng nút giao An Phú, TP Thủ Đức. Đây là dự án giao thông có vai trò quan trọng trong việc liên kết vùng, cũng sẽ trở thành điểm nhấn ấn tượng về hạ tầng của TP Thủ Đức nói riêng và TP.HCM nói chung trong thời gian tới. Đặc biệt hơn, dự án này sẽ góp phần giải quyết tình trạng ùn ứ về giao thông trong thời gian tới.•

Vành đai 3 TP.HCM, 1 năm đầy nỗ lực

Năm 2022, dự án đường vành đai 3 TP.HCM chính thức được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư, đó là sự nỗ lực rất lớn của lãnh đạo TP và ngành giao thông.

Ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM, cho biết năm 2022 thực sự là một năm có nhiều dấu ấn của ngành giao thông, đặc biệt nhất phải kể đến dự án đường vành đai 3 TP.HCM.

Ông Lâm chia sẻ: Năm 2022, dịch COVID-19 bùng phát cũng là lúc TP.HCM chuẩn bị hoàn thiện các thủ tục để làm dự án đường vành đai 3 TP.HCM. TP đã đặt ra mục tiêu trong tháng 6-2022 phải trình được Quốc hội thông qua dự án này. Vì vậy, thời gian làm việc rất gấp gáp, dù lúc đó còn giãn cách xã hội, hạn chế tiếp xúc.

“Tôi nhớ lúc đó Phó Chủ tịch UBND TP Lê Hòa Bình, Sở GTVT TP và Ban giao thông phải làm việc ngày đêm. Các nhóm thảo luận sôi nổi và cả những cuộc họp khản giọng vì dịch COVID-19. Vậy mà ai cũng hào hứng, quyết liệt mà đến bây giờ nghĩ lại, tôi không nghĩ mọi người nhiệt huyết và khỏe đến vậy. Nghĩ lại, khi đường vành đai 3 được bấm nút thông qua tôi thấy rất hạnh phúc” - Giám đốc Sở GTVT TP Trần Quang Lâm nhớ lại.

Trong Hội nghị Dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 3, vành đai 4 TP.HCM, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi nhấn mạnh: Dự án đường vành đai 3 đang được TP.HCM và địa phương thực hiện đúng tiến độ.

Chủ tịch UBND TP cho rằng làm được đường vành đai 3 là vinh dự đóng góp cho công trình trọng điểm quốc gia. Vì vậy, phải làm khách quan, trong sáng, nếu làm sai sẽ mất đi danh dự đóng góp cho dự án.

UBND TP sẽ báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ, TP sẽ tiếp thu ý kiến từ chuyên gia và sẽ thành lập một nhóm chuyên lo nguồn cung vật liệu xây dựng cho dự án này.

Ông Trần Quang Lâm cho biết đường vành đai 3 là một dự án lớn, với nhiều đầu việc lớn. Đây thực sự là cơ hội, song cũng là thách thức của ngành giao thông TP. Trong đó, dự kiến năm 2023 là năm giải ngân kỷ lục của ngành giao thông, riêng dự án đường vành đai 3 giải ngân phải đạt 12.000 tỉ đồng. Trong khi hiện nay các dự án giao thông của TP mà Ban giao thông giải ngân hằng năm chỉ khoảng 4.000-5.000 tỉ đồng/năm.

Nói vậy để thấy rằng dự án đường vành đai 3 có khối lượng công việc rất lớn và để giải ngân được thì đòi hỏi ngành giao thông phải nghiệm thu được, công trường phải đạt khối lượng công việc... tất cả các khâu thẩm định, phê duyệt, chất lượng phải đồng bộ, hiệu quả.

Mới đây, trong cuộc họp với các địa phương về dự án đường vành đai 3 TP.HCM, ông Trần Quang Lâm cũng cho biết các địa phương đã có sự phối hợp tốt trong công tác trao đổi thông tin lấy ý kiến, phản hồi ý kiến góp ý kịp thời theo kế hoạch và quy chế phối hợp triển khai thực hiện dự án.

Đặc biệt, các địa phương cũng đã áp dụng có hiệu quả các cơ chế, chính sách đặc biệt được Quốc hội và Chính phủ cho phép. Từ đó, góp phần đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư dự án.

Nói về mốc tiến độ, ông Lâm cho biết hiện các địa phương đã cơ bản hoàn thành công tác phê duyệt và bàn giao ranh giải phóng mặt bằng phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. TP.HCM và các tỉnh đã phê duyệt các dự án thành phần cơ bản đúng tiến độ cũng như đã khảo sát các mỏ vật liệu xây dựng….

Đồng thời phối hợp tham mưu trình Chính phủ bố trí đủ nguồn vốn ngân sách trung ương trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 cho dự án này.

Còn ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban giao thông, cũng thông tin là hiện nay TP.HCM và các địa phương đang nắm vững tiến độ dự án đường vành đai 3. Theo đó, tới tháng 6-2023 sẽ khởi công đồng bộ dự án đường vành đai 3 ở TP, Bình Dương, Đồng Nai, Long An.

TP.HCM và các địa phương cũng đã đánh giá về nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng cho dự án này. Trong đó, qua rà soát vật liệu xây dựng dành cho đường vành đai 3 là rất lớn. Ông Phúc cũng cho rằng với tiềm năng, trữ lượng vật liệu xây dựng cho đường vành đai 3 sẽ bị phân tán khi hàng loạt dự án cao tốc cũng sẽ được khởi công.

Vì vậy, ông Phúc kiến nghị các địa phương cần thống kê, rà soát cụ thể hơn từng mỏ vật liệu để đảm bảo nguồn cung cho dự án, đặc biệt là cần ưu tiên nguồn vật liệu xây dựng cho dự án.

Ngỡ ngàng với diện mạo mới 2 con phố trên tuyến vành đai 2 xuyên trung tâm Hà Nội

Phố Minh Khai và Đại La nằm trên tuyến vành đai 2 xuyên trung tâm TP.Hà Nội đã "thay da, đổi thịt" sau 4 năm thi công mở rộng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đào Trang - Kiên Cường ([Tên nguồn])
24h vạn dặm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN