Những chú hổ trắng cực quý hiếm được sinh ở Thảo Cầm Viên 7 năm trước giờ ra sao?

Sau 7 năm chăm sóc, những chú hổ trắng quý hiếm lần đầu tiên được sinh ở Thảo Cầm Viên từ cặp hổ bố mẹ nuôi thuần dưỡng giờ đã nặng từ 200-250kg/con.

Năm 2010, cặp hổ Bengal trắng đực và cái khoảng 2 tuổi được Thảo cầm viên Sài Gòn (quận 1, TP.HCM) nhập về từ vườn thú Elmvale (Canada) để thuần dưỡng và được đặt tên thân thiện là Lem (cọp đực) và Luốc (cọp cái). Ngày 9/7/2015, lần đầu tiên cặp hổ trắng này sinh ra 3 hổ con.

Năm 2010, cặp hổ Bengal trắng đực và cái khoảng 2 tuổi được Thảo cầm viên Sài Gòn (quận 1, TP.HCM) nhập về từ vườn thú Elmvale (Canada) để thuần dưỡng và được đặt tên thân thiện là Lem (cọp đực) và Luốc (cọp cái). Ngày 9/7/2015, lần đầu tiên cặp hổ trắng này sinh ra 3 hổ con.

Trong số 3 hổ con ra đời, có một con sức khỏe yếu nên được tách đàn để chăm sóc riêng. Mỗi ngày hổ con được nhân viên chăm sóc thú cho bú sữa 6-7 lần.

Trong số 3 hổ con ra đời, có một con sức khỏe yếu nên được tách đàn để chăm sóc riêng. Mỗi ngày hổ con được nhân viên chăm sóc thú cho bú sữa 6-7 lần.

 Những con hổ này sau đó phát triển tốt và tăng cân từng ngày. Khoảng 3 tháng từ khi sinh, hổ con được nhân viên Thảo cầm viên tập cho ăn thịt bò, heo, gà…

 Những con hổ này sau đó phát triển tốt và tăng cân từng ngày. Khoảng 3 tháng từ khi sinh, hổ con được nhân viên Thảo cầm viên tập cho ăn thịt bò, heo, gà…

Sau gần 7 năm nuôi dưỡng, chăm sóc, những chú hổ trắng nhỏ ngày nào giờ đã trưởng thành. Trọng lượng trung bình mỗi con nặng từ 200-250kg.

Sau gần 7 năm nuôi dưỡng, chăm sóc, những chú hổ trắng nhỏ ngày nào giờ đã trưởng thành. Trọng lượng trung bình mỗi con nặng từ 200-250kg.

Anh Huỳnh Thế Hùng, nhân viên chăm sóc thú dữ ở Thảo Cầm Viên cho biết, đặc tính của hổ trắng cũng khác biệt so với các loài hổ khác là năng động, thích leo trèo.

Anh Huỳnh Thế Hùng, nhân viên chăm sóc thú dữ ở Thảo Cầm Viên cho biết, đặc tính của hổ trắng cũng khác biệt so với các loài hổ khác là năng động, thích leo trèo.

Những con hổ con 7 năm trước giờ đã là hổ trưởng thành. Sau khi tách những con hổ này vào các chuồng khác nhau, Thảo Cầm Viên hiện đang nuôi nhốt những con hổ này với hổ trắng khác để nhân giống.

Những con hổ con 7 năm trước giờ đã là hổ trưởng thành. Sau khi tách những con hổ này vào các chuồng khác nhau, Thảo Cầm Viên hiện đang nuôi nhốt những con hổ này với hổ trắng khác để nhân giống.

Những chú hổ trắng cực quý hiếm được sinh ở Thảo Cầm Viên 7 năm trước giờ ra sao? - 7

Khoảng 7 giờ sáng, anh Huỳnh Thế Hùng có mặt tại chuồng hổ. Anh cẩn thận “dẫn dụ” từng con vào chuồng rồi quét dọn vệ sinh chuồng.

Khoảng 7 giờ sáng, anh Huỳnh Thế Hùng có mặt tại chuồng hổ. Anh cẩn thận “dẫn dụ” từng con vào chuồng rồi quét dọn vệ sinh chuồng.

Sau đó, anh đứng từ xa ngắm nhìn từng cử chỉ, điệu bộ của hổ để phát hiện những biểu hiện bất thường. Anh Hùng chia sẻ: “Nếu phân của hổ bị nát hoặc quá cứng, có màu khác lạ thì sẽ có vấn đề về đường ruột; dáng đi uể oải, điệu bộ ủ rũ, mệt mỏi; mắt không sắc, mũi có nước thì chứng tỏ hổ đang bệnh. Khi đó cần phải tiến hành khám và trị bệnh dứt điểm ngay”, anh Hùng chia sẻ.

Sau đó, anh đứng từ xa ngắm nhìn từng cử chỉ, điệu bộ của hổ để phát hiện những biểu hiện bất thường. Anh Hùng chia sẻ: “Nếu phân của hổ bị nát hoặc quá cứng, có màu khác lạ thì sẽ có vấn đề về đường ruột; dáng đi uể oải, điệu bộ ủ rũ, mệt mỏi; mắt không sắc, mũi có nước thì chứng tỏ hổ đang bệnh. Khi đó cần phải tiến hành khám và trị bệnh dứt điểm ngay”, anh Hùng chia sẻ.

Đầu giờ chiều, anh Hùng bắt đầu cho hổ ăn. Trung bình, mỗi ngày “chúa sơn lâm” trưởng thành ăn từ 5 đến 7kg thịt bò, trâu, heo, gà.

Đầu giờ chiều, anh Hùng bắt đầu cho hổ ăn. Trung bình, mỗi ngày “chúa sơn lâm” trưởng thành ăn từ 5 đến 7kg thịt bò, trâu, heo, gà.

 Việc cho “chúa sơn lâm” ăn được anh Hùng làm rất cẩn thận và đúng quy trình chăm sóc thú dữ.

 Việc cho “chúa sơn lâm” ăn được anh Hùng làm rất cẩn thận và đúng quy trình chăm sóc thú dữ.

Những chú hổ trắng cực quý hiếm được sinh ở Thảo Cầm Viên 7 năm trước giờ ra sao? - 12

Lý giải về việc phải để thức ăn trên cao, anh Hùng cho biết để tập cho hổ vận động. “Mình phải tập cho hổ vận động, trèo, di chuyển lên địa hình cao, thấp để hổ khỏe hơn. Nhờ những bài tập như vậy, hổ ăn mạnh, tăng trọng lượng đều”.

Lý giải về việc phải để thức ăn trên cao, anh Hùng cho biết để tập cho hổ vận động. “Mình phải tập cho hổ vận động, trèo, di chuyển lên địa hình cao, thấp để hổ khỏe hơn. Nhờ những bài tập như vậy, hổ ăn mạnh, tăng trọng lượng đều”.

Theo anh Hùng, nhiều con hổ đực tới kỳ động dục nên rất khó chịu, cứ tới gần chuồng là chúng lại nhảy vồ vào song sắt. “Tôi xem hổ như người bạn của mình. Tuy nhiên, do đặc tính hổ là thú dữ nên tôi phải đảm bảo tất cả quy trình an toàn khi vào chuồng”, anh Hùng chia sẻ.

Theo anh Hùng, nhiều con hổ đực tới kỳ động dục nên rất khó chịu, cứ tới gần chuồng là chúng lại nhảy vồ vào song sắt. “Tôi xem hổ như người bạn của mình. Tuy nhiên, do đặc tính hổ là thú dữ nên tôi phải đảm bảo tất cả quy trình an toàn khi vào chuồng”, anh Hùng chia sẻ.

Khách tham quan xem hổ trắng qua tấm kính trong suốt.

Khách tham quan xem hổ trắng qua tấm kính trong suốt.

 “Những con hổ được sinh ra ở Thảo Cầm Viên 7 năm trước, hiện đang được bố trí ở các khu chuồng với hổ trắng khác để nhân giống. Hy vọng năm Nhâm Dần 2022, các chú hổ sẽ sinh sản và tiếp tục cho ra đời nhiều chú hổ trắng con để bảo tồn, nhân giống loại động vật quý hiếm này”, chị Nguyễn Phạm Minh Phương, tổ trưởng tổ thú dữ Thảo Cầm Viên chia sẻ.

 “Những con hổ được sinh ra ở Thảo Cầm Viên 7 năm trước, hiện đang được bố trí ở các khu chuồng với hổ trắng khác để nhân giống. Hy vọng năm Nhâm Dần 2022, các chú hổ sẽ sinh sản và tiếp tục cho ra đời nhiều chú hổ trắng con để bảo tồn, nhân giống loại động vật quý hiếm này”, chị Nguyễn Phạm Minh Phương, tổ trưởng tổ thú dữ Thảo Cầm Viên chia sẻ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đông Thịnh ([Tên nguồn])
Thế giới động vật Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN