Những cây cầu vượt sông Sài Gòn làm TP.HCM thay đổi từng ngày

Sự kiện: 24h vạn dặm

Sau 47 năm thống nhất đất nước, có thêm nhiều cây cầu bắc qua sông Sài Gòn với quy mô lớn hơn, hiện đại hơn, đẹp hơn.

47 năm sau ngày đất nước thông nhất, diện mạo đô thị TP.HCM đã có những sự phát triển lớn mạnh. Đóng góp cho sự phát triển đó có những cây cầu bắc qua sông Sài Gòn. Từ những cầu đã có trước năm 1975, TP.HCM đã kêu gọi các hình thức đầu tư để xây dựng những cây cầu mới, to hơn, đẹp hơn, hiện đại hơn.

Sáng 28/4, cầu Thủ Thiêm 2 bắc qua sông Sài Gòn chính thức khánh thành. Đây là cây cầu quan trọng, kỳ vọng sẽ tham thay đổi diện mạo đô thị phía Đông, đặc biệt là khu đô thị Thủ Thiêm.

Sáng 28/4, cầu Thủ Thiêm 2 bắc qua sông Sài Gòn chính thức khánh thành. Đây là cây cầu quan trọng, kỳ vọng sẽ tham thay đổi diện mạo đô thị phía Đông, đặc biệt là khu đô thị Thủ Thiêm.

Cầu Sài Gòn là cây cầu cửa ngõ phía Đông TP.HCM. Đây là cây cầu ghi dấu đoàn quân giải phóng tiến vào Sài Gòn những ngày tháng 4 lịch sử năm 1975. Năm 2013 cầu Sài Gòn 2 được khánh thành, mở ra hướng phát triển về phía Đông của thành phố, giảm áp lực giao thông lên cầu Sài Gòn cũ. Bên cạnh đó, một cây cầu khác nhỏ hơn cũng được bắc qua sát ngay cạnh để phục vụ tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên.

Cầu Sài Gòn là cây cầu cửa ngõ phía Đông TP.HCM. Đây là cây cầu ghi dấu đoàn quân giải phóng tiến vào Sài Gòn những ngày tháng 4 lịch sử năm 1975. Năm 2013 cầu Sài Gòn 2 được khánh thành, mở ra hướng phát triển về phía Đông của thành phố, giảm áp lực giao thông lên cầu Sài Gòn cũ. Bên cạnh đó, một cây cầu khác nhỏ hơn cũng được bắc qua sát ngay cạnh để phục vụ tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên.

Ngay sát cầu Thủ Thiêm 2 là cầu Thủ Thiêm 1. Cầu này được hoàn thành vào cuối năm 2007, mở ra một hướng phát triển mới cho khu đô thị Thủ Thiêm và cả khu vực phía Đông, từ đó nhiều nhà đầu tư đã đến với khu đô thị mới này. Những dự án bất động sản tỷ USD được hình thành.

Ngay sát cầu Thủ Thiêm 2 là cầu Thủ Thiêm 1. Cầu này được hoàn thành vào cuối năm 2007, mở ra một hướng phát triển mới cho khu đô thị Thủ Thiêm và cả khu vực phía Đông, từ đó nhiều nhà đầu tư đã đến với khu đô thị mới này. Những dự án bất động sản tỷ USD được hình thành.

​​Một dự án khác không phải là cầu mà là hầm Thủ Thiêm, sau này đổi thành hầm vượt sông Sài Gòn. Đây là hầm vượt sông dài nhất Đông Nam Á. Hầm vượt sông được xây dựng bởi sự hỗ trợ của chính phủ Nhật Bản. Hầm Thủ Thiêm đã kết nối đại lộ Đông Tây, xuyên suốt từ Bình Chánh qua các quận 8, 6, 5, 1 và qua TP Thủ Đức ngày nay.

​​Một dự án khác không phải là cầu mà là hầm Thủ Thiêm, sau này đổi thành hầm vượt sông Sài Gòn. Đây là hầm vượt sông dài nhất Đông Nam Á. Hầm vượt sông được xây dựng bởi sự hỗ trợ của chính phủ Nhật Bản. Hầm Thủ Thiêm đã kết nối đại lộ Đông Tây, xuyên suốt từ Bình Chánh qua các quận 8, 6, 5, 1 và qua TP Thủ Đức ngày nay.

Cầu Phú Mỹ được xây dựng và hoàn thành năm vào năm 2009 theo hình thức BOT. Đây là cây cầu quan trọng kết nối khu vực phía Nam, quận 7 của thành phố, trong đó có khu đô thị Phú Mỹ Hưng và quận 2 cũ, nay là TP Thủ Đức.

Cầu Phú Mỹ được xây dựng và hoàn thành năm vào năm 2009 theo hình thức BOT. Đây là cây cầu quan trọng kết nối khu vực phía Nam, quận 7 của thành phố, trong đó có khu đô thị Phú Mỹ Hưng và quận 2 cũ, nay là TP Thủ Đức.

Là cầu dây văng lớn nhất bắc qua sông Sài Gòn, nhìn từ trên cao, cầu Phú Mỹ ẩn chìm trong làn sương mờ ban mai rất đẹp.

Là cầu dây văng lớn nhất bắc qua sông Sài Gòn, nhìn từ trên cao, cầu Phú Mỹ ẩn chìm trong làn sương mờ ban mai rất đẹp.

Cầu Bình Triệu 1 và 2 cũng bắc qua sông Sài Gòn hướng từ bến xe miền Đông đi ra các tỉnh Bình Dương, Bình Phước và lên Tây Nguyên. Từ khi có cầu Bình Triệu 2 đã góp phần giải toả cho giao thông khu vực cửa ngõ bến xe miền Đông. Tuy vậy, với sự phát triển kinh tế xã hội, lượng phương tiện gia tăng, trong khi quốc lộ 13, đường Đinh Bộ Lĩnh, Xô Viết Nghệ Tĩnh chưa được mở rộng, khiến khu vực này luôn là điểm nóng về ùn tắc giao thông.

Cầu Bình Triệu 1 và 2 cũng bắc qua sông Sài Gòn hướng từ bến xe miền Đông đi ra các tỉnh Bình Dương, Bình Phước và lên Tây Nguyên. Từ khi có cầu Bình Triệu 2 đã góp phần giải toả cho giao thông khu vực cửa ngõ bến xe miền Đông. Tuy vậy, với sự phát triển kinh tế xã hội, lượng phương tiện gia tăng, trong khi quốc lộ 13, đường Đinh Bộ Lĩnh, Xô Viết Nghệ Tĩnh chưa được mở rộng, khiến khu vực này luôn là điểm nóng về ùn tắc giao thông.

Cầu Bình Lợi nằm trên tuyến Tân Sơn Nhất - Bình Lợi là cửa ngõ quan trọng của sân bay Tân Sơn Nhất. Từ khi có tuyến đường này giao thông khu vực phía Đông cửa ngõ Tân Sơn Nhất đã được giải toả rất tốt.

Cầu Bình Lợi nằm trên tuyến Tân Sơn Nhất - Bình Lợi là cửa ngõ quan trọng của sân bay Tân Sơn Nhất. Từ khi có tuyến đường này giao thông khu vực phía Đông cửa ngõ Tân Sơn Nhất đã được giải toả rất tốt.

Công nhân tích cực vệ sinh cầu Bình Triệu để đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn giao thông

Công nhân tích cực vệ sinh cầu Bình Triệu để đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn giao thông

Một cầu khác tuy nhỏ là cầu Kinh bắc qua bán đảo Thanh Đa. Đây là cây cầu có ý nghĩa trong việc kết nối bán đảo này với các quận khác của thành phố.

Một cầu khác tuy nhỏ là cầu Kinh bắc qua bán đảo Thanh Đa. Đây là cây cầu có ý nghĩa trong việc kết nối bán đảo này với các quận khác của thành phố.

Nguồn: [Link nguồn]

Đề xuất đặt tên cho 4 cây cầu vượt sông Sài Gòn kết nối Thủ Thiêm

Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM vừa đề xuất UBND TPHCM đặt tên 4 cây cầu Thủ Thiêm 1, 2, 3, 4 nối khu trung tâm TPHCM hiện hữu với bán đảo Thủ Thiêm (TP Thủ Đức) lần lượt là...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Quang ([Tên nguồn])
24h vạn dặm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN