Những biểu tượng Sài Gòn xưa và nay (P.2)

Trải qua hơn 300 năm hình thành và phát triển, Sài Gòn xưa và thành phố Hồ Chí Minh ngày nay đã trở thành một trung tâm thương mại sầm uất, lớn nhất cả nước.

Nhân kỷ niệm sắp tới 40 năm ngày thống nhất đất nước, Infonet xin giới thiệu chùm ảnh tư liệu những biểu tượng của Sài Gòn xưa và TP. Hồ Chí Minh hôm nay được thực hiện vào những ngày đầu tháng 4 lịch sử của đất nước.

Những biểu tượng Sài Gòn xưa và nay (P.2) - 1

Những biểu tượng Sài Gòn xưa và nay (P.2) - 2

Những biểu tượng Sài Gòn xưa và nay (P.2) - 3

Chợ Bến Thành - biểu tượng thương mại Sài Gòn là địa điểm thăm quan không thể thiếu cho bất cứ tour du lịch nào đến TP. Hồ Chí Minh. Chợ hình thành từ trước khi người Pháp đến vùng đất này, ngôi chợ khởi thủy nằm ven bờ sông Bến Nghé, ở một bến cận thành Quy (thành Gia Định) nên có tên là Bến Thành. Đến năm 1911, chính quyền thuộc địa Pháp quyết định dời chợ về vị trí hiện nay, khi ấy còn là một cái ao sình lầy. Chợ được khởi công từ năm 1912 cho đến cuối năm 1914 mới hoàn thành và hoạt động từ đó đến nay. Chợ Bến Thành có tổng diện tích hơn 13.000 m2, trung bình mỗi ngày đón hàng nghìn lượt khách tới mua bán và tham quan. Chợ có hơn 1.400 sạp, khoảng 6000 tiểu thương, với 4 cửa chính và 12 cửa phụ tỏa ra bốn hướng.

Những biểu tượng Sài Gòn xưa và nay (P.2) - 4

Những biểu tượng Sài Gòn xưa và nay (P.2) - 5

Dinh Độc Lập – nơi lưu giữ dấu son lịch sử, được xây dựng trên diện tích rộng 12ha, bao gồm một dinh thự lớn với mặt tiền rộng 80m, bên trong có phòng khách chứa 800 người và khuôn viên rộng với nhiều cây xanh. Tiền thân của Dinh Độc Lập là Dinh Thống đốc Nam kỳ tên Norodom, do kiến trúc sư người Pháp Hermite thiết kế năm 1968, dinh được phá hủy rồi xây mới theo thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ và khánh thành năm 1966. Đây là nơi chứng kiến biết bao thăng trầm lịch sử của thành phố được mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông”. Sau năm 1975, Dinh Độc Lập được đổi tên thành Dinh Thống Nhất, ngày nay trở thành địa điểm tham quan lịch sử của du khách khi đến Sài Gòn.

Những biểu tượng Sài Gòn xưa và nay (P.2) - 6

Những biểu tượng Sài Gòn xưa và nay (P.2) - 7

Những biểu tượng Sài Gòn xưa và nay (P.2) - 8

Bưu điện trung tâm Sài Gòn – “Người viết thư xuyên thế kỷ”, được xây dựng năm 1886 đến 1891 theo thiết kế của kiến trúc sư Villedieu cùng phụ tá Foulhoux. Đây là công trình mang phong cách Châu Âu kết hợp với nét trang trí châu Á. Bên ngoài, phía trước ngôi nhà trang trí theo từng ô hình chữ nhật, trên đó ghi danh những nhà phát minh ra ngành điện tín và ngành điện. Vào phía trong, hai bên tường cao là hai bản đồ lịch sử giá trị. Tòa nhà nằm cạnh nhà thờ Đức Bà tạo thành một cụm công trình kiến trúc đặc biệt tạo dấu ấn khó quên với du khách.

Những biểu tượng Sài Gòn xưa và nay (P.2) - 9

Những biểu tượng Sài Gòn xưa và nay (P.2) - 10

Cầu Sài Gòn xưa chỉ có một cây cầu nhưng cầu Sài Gòn nay đã làm thêm một cây cầu với nhiều làn đường ngay bên cạnh (ảnh dưới) giúp giảm tải lượng lưu thông và giải quyết triệt để điểm nghẽn ở cửa ngõ phía Đông Bắc của TP.Hồ Chí Minh.

Những biểu tượng Sài Gòn xưa và nay (P.2) - 11

Những biểu tượng Sài Gòn xưa và nay (P.2) - 12

Bảo tàng TP. Hồ Chí Minh nằm trên một khu đất rộng gần 2ha, tòa nhà được khởi công xây dựng vào năm 1885 và hoàn thành năm 1890 theo thiết kế của kiến trúc sư người Pháp Alfred Foulhoux với mục đích ban đầu làm Bảo tàng Thương mại để trưng bày sản phẩm Nam Kỳ. Tổng diện tích của kiến trúc bao gồm 1.700m2 gồm hai tầng của tòa nhà và tòa nhà ngang thiết kế theo phong cách cổ điển-phục hưng, kết hợp Âu-Á. Bảo tàng trưng bày gồm 9 phần cố định: Phòng thiên nhiên và Khảo cổ, Phòng Địa lý và Hành chính, Phòng Thương cảng, Thương mại và Dịch vụ…

Những biểu tượng Sài Gòn xưa và nay (P.2) - 13

Những biểu tượng Sài Gòn xưa và nay (P.2) - 14

Những biểu tượng Sài Gòn xưa và nay (P.2) - 15

Nhà hát Thành phố - đặc trưng kiến trúc Pháp giữa Sài Gòn, được xây dựng năm 1898 tại vị trí Công trường Đồng hồ tức quảng trường trước nhà hát hiện nay, đến đầu năm 1900 thì hoàn thành. Năm 1954 nơi đây là nơi tạm trú cho thường dân Pháp di cư từ Bắc vào Nam theo Hiệp định Geneve 1954. Năm 1955 công trình được chuyển thành trụ sở Quốc hội (Hạ Nghị viện của Chính quyền Việt Nam Cộng hòa). Sau năm 1975, Nhà hát được trả lại chức năng ban đầu là tổ chức biểu diễn nghệ thuật. Năm 1998, nhân dịp 300 năm khai sinh thành phố TP.Hồ Chí Minh, chính quyền quyết định tu bổ lớn với phương châm bảo tồn phong cách kiến trúc ban đầu. Nhà hát Thành phố giữ một nét riêng đặc thù cố một không hai. Cửa mặt tiền chịu ảnh hưởng nghệ thuật khá rõ nét của PetitPalais cất cùng năm tại Pháp. Thiết kế bên trong tân tiến với đầy đủ thiết bị âm thanh và ánh sáng. Ngoài tầng trệt còn 2 tầng lầu tổng cộng 1800 chỗ ngồi.

Những biểu tượng Sài Gòn xưa và nay (P.2) - 16

Những biểu tượng Sài Gòn xưa và nay (P.2) - 17

Đường Đồng Khởi xưa có tên gọi là đường Tự Do. Trước năm 1975, đây là khu vực thường xuyên gặp gỡ giao lưu giữa các trí thức, nhà báo, nhà binh trong và ngoài nước.

Những biểu tượng Sài Gòn xưa và nay (P.2) - 18

Những biểu tượng Sài Gòn xưa và nay (P.2) - 19

Ảnh chụp từ góc đứng từ vỉa hè nhà hát thành phố trên đường Đồng Khởi (Q.1). Tòa nhà cao góc trái là khách sạn Caravelle, đối diện là khu thương mại. Điểm thay đổi là khách sạn Caravelle được xây dựng lại theo tiêu chuẩn 5 sao với hơn 300 phòng. Còn hàng rào xanh ở ảnh ngày nay chính là khu vực đang thi công nhà ga metro.

Những biểu tượng Sài Gòn xưa và nay (P.2) - 20

Những biểu tượng Sài Gòn xưa và nay (P.2) - 21

Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè xưa và nay đã thay da đổi thịt

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Tuấn (Infonet)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN