Những biểu tượng của Hà Nội trăm năm trước giờ ra sao?

Sự kiện: Nhịp sống 24h

Trải qua trăm năm với biết bao thăng trầm lịch sử và những lần cải tảo, nhiều công trình xưa ở Hà Nội nay đã đổi thay cả tên lẫn kiến trúc.

Những biểu tượng của Hà Nội trăm năm trước giờ ra sao? - 1 Những biểu tượng của Hà Nội trăm năm trước giờ ra sao? - 2

Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng nối hai quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên của Hà Nội, do Pháp xây dựng (1898-1902), đặt tên là cầu Doumer, theo tên của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer. Đối với những người sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, cây cầu Long Biên được xem như một biểu tượng thiêng liêng của lịch sử, gợi nhắc về một thời đã qua.

Những biểu tượng của Hà Nội trăm năm trước giờ ra sao? - 3 Những biểu tượng của Hà Nội trăm năm trước giờ ra sao? - 4


Cổng Đoan Môn là một trong năm di tích còn lại của thành Hà Nội, nằm trên đường Hoàng Diệu. Đoan Môn là một trong những cổng chính dẫn lối vào cấm thành, di tích nằm ở phía nam của điện Kính Thiên, thẳng trục với Cột cờ Hà Nội. Ngày nay cổng Đoan Môn nằm trong khu di tích hoàng thành Thăng Long, là địa chỉ tham quan ưa thích của nhiều du khách khi tới thăm Hà Nội.

Những biểu tượng của Hà Nội trăm năm trước giờ ra sao? - 5 Những biểu tượng của Hà Nội trăm năm trước giờ ra sao? - 6

Chùa Diên Hựu hay chùa Một Cột được vua Lý Thái Tông cho khởi công xây dựng vào năm 1049. Năm 1954, quân đội viễn chinh Pháp trước khi rút khỏi Hà Nội đã cho đặt mìn để phá chùa Một Cột. Sau khi tiếp quản Thủ đô, Bộ Văn hóa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã đại trùng tu chùa Một Cột (chùa Diên Hựu) theo kiến trúc cũ.

Những biểu tượng của Hà Nội trăm năm trước giờ ra sao? - 7 Những biểu tượng của Hà Nội trăm năm trước giờ ra sao? - 8


Ga Hàng Cỏ được xây dựng từ năm 1901. Đây từng là nhà ga quy mô lớn nhất xứ Đông Dương với chiều dài gần 200m, có kiến trúc giống như công sở hơn là kiến trúc công cộng. Phía đường Lê Duẩn là khu A, chuyên phục vụ các chuyến tàu Thống Nhất. Khu B nằm trên phố Trần Quý Cáp (đoạn gần ngã ba Nguyễn Khuyến -Trần Quý Cáp). Sảnh phía trước bị chiến tranh phá hủy nhưng đến năm 1976 đã được xây dựng lại theo kiến trúc mới.

Ảnh: Giao thông Hà Nội, góc nhìn xưa và nay

Giao thông Hà Nội xưa với khung cảnh đường phố vắng vẻ, tiếng tàu điện leng keng, đường phố hiếm khi nào bị tắc nghẽn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Việt Linh ([Tên nguồn])
Nhịp sống 24h Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN