Dự lễ Vu Lan báo hiếu, nhiều người bật khóc vì nhớ cha, nhớ mẹ
“Thấy người bên cạnh chọn bông hồng đỏ cài lên ngực mà tôi thèm khát màu hoa đó, tôi mất cả cha lẫn mẹ nên khi nhắc đến cha mẹ tôi lại nhớ những ngày tháng hạnh phúc được cha mẹ yêu thương”- nữ phật tử xúc động chia sẻ.
“Thấy người bên cạnh chọn bông hồng đỏ cài lên ngực mà tôi thèm khát màu hoa đó, tôi mất cả cha lẫn mẹ nên khi nhắc đến cha mẹ tôi lại nhớ những ngày tháng hạnh phúc được cha mẹ yêu thương”- nữ phật tử xúc động chia sẻ.
Các nghi được diễn ra trang trọng
Nhiều người đã không kìm nén được cảm xúc khi nghe những lời ca tiếng hát, những bài thơ kể về công bao biển trời của cha, mẹ.
Tâm điểm của buổi lễ là nghi thức bông hồng cài áo cho hàng nghìn người có mặt tại chùa trong đêm Vu Lan báo hiếu. Theo Đại đức Thích Trí Thịnh, trụ trì chùa Kim Sơn Lạc Hồng trong công viên Lạc Hồng Viên (huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hoà Bình) - Trưởng ban tổ chức buổi Đại lễ, bông hoa hồng được chọn là biểu tượng của tình yêu, sự cao quý và ngát hương. Việc nhớ về bậc sinh thành và cài lên ngực bông hoa cao quý là tình cảm đẹp nhất, là chữ “Hiếu” mà con cái gửi đến bậc sinh thành.
Với ý nghĩa đó, những ai còn cha, còn mẹ sẽ cài lên ngực áo một đóa hoa hồng đỏ thắm, những ai mất cả cha lẫn mẹ chọn cho mình bông hồng màu trắng.
Gia đình chị Nguyễn Thị Hương (Hòa Bình) may mắn, hạnh phúc viên mãn vì ai cũng chọn cho mình bông hồng đỏ rực cài lên ngực. “Tôi và chồng vẫn còn cha mẹ nên rất hạnh phúc, đó là niềm hạnh phúc lớn nhất khi được chọn bông hồng màu đỏ. Đây cũng là dịp để con tôi biết đến ngày lễ quan trọng này”.
Cài bông hồng đỏ lên ngực, bạn Lê Thị Lan - học sinh lớp 11 xúc động chia sẻ, sẽ chăm ngoan, gắng học hành để bố mẹ không phải phiền lòng.
“Thấy người bên cạnh chọn bông hồng đỏ cài lên ngực mà tôi thèm khát màu hoa đó, tôi mất cả cha lẫn mẹ nên khi nhắc đến cha mẹ tôi lại nhớ những ngày tháng hạnh phúc được cha mẹ yêu thương”- Bà Phan Kiều Oanh (TP.Hòa Bình) trào nước mắt.
“Mọi người còn cha còn mẹ hãy trân trọng từng phút giây bởi đó là niềm hạnh phúc vô biên. Tôi khóc một phần vì không còn đấng sinh thành nhưng tôi khóc cũng vì tự hào vì mình đã sống đạo hiếu, trọn tình với bố mẹ nên tôi không hối tiếc điều gì cả” - bà Oanh chia sẻ.
Đại đức Thích Trí Thịnh chia sẻ: “Đại lễ vu lan con cháu thể hiện lòng hiếu thảo với tổ tiên, cha mẹ. Ngoài việc thể hiện tấm lòng hiếu thảo thì mình phải sống sao cho thật hạnh phúc. Con người có cuộc sống tốt đời đẹp đạo thì bố mẹ sẽ an tâm an hưởng tuổi già”.
Sau nghi lễ Bông hồng cài áo là nghi lễ thả đèn hoa đăng. Theo ý nghĩa của Phật giáo đối với nghi lễ này là cầu cho quốc thái, dân an, mọi nhà đều an lành, hạnh phúc
Người dân, phật tử lặng lẽ, di chuyển đến hồ gần cổng chùa để làm lễ thả đèn hoa đăng.
Nghi thức thả đèn hoa đăng cầu cho quốc thái, dân an, gia đình an tọa.
Tối qua (18/8), hàng trăm người đã đổ về chùa Kim Sơn – Lạc Hồng (Hòa Bình) để tham dự “Đại lễ Vu Lan báo hiếu”,...