Nhịp sống dọc cây cầu dành cho tàu hỏa giữa Thủ đô

Sự kiện: Nhịp sống 24h

Theo thời gian năm tháng, mặc dù không gian chật hẹp, thường xuyên bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn và độ rung lắc của tàu hoả khi chạy qua nhưng từ lâu dọc cây cầu dành cho tàu hỏa đã trở thành nơi buôn bán sầm uất, lúc nào cũng tấp nập và đông người.

Người Hà nội không mấy ai là không biết đoạn đường tàu hỏa chạy từ ga Hàng Cỏ qua các tuyến phố Phùng Hưng và phố Gầm Cầu đến ga Long Biên. (Trong ảnh: Đoạn đường sắt qua tuyến phố Phùng Hưng)

Người Hà nội không mấy ai là không biết đoạn đường tàu hỏa chạy từ ga Hàng Cỏ qua các tuyến phố Phùng Hưng và phố Gầm Cầu đến ga Long Biên. (Trong ảnh: Đoạn đường sắt qua tuyến phố Phùng Hưng)

Đó thực ra là một cây cầu được xây dựng cùng thời với ga Hàng Cỏ và ga Long Biên. (Trong ảnh: Cầu dành cho tàu hỏa tại khu vực ga Long Biên)

Đó thực ra là một cây cầu được xây dựng cùng thời với ga Hàng Cỏ và ga Long Biên. (Trong ảnh: Cầu dành cho tàu hỏa tại khu vực ga Long Biên)

Cầu dành cho tàu hỏa giữa Thủ đô có chiều dài 1,4km được xây bằng đá nguyên khối. Bắt đầu từ phố Trần Phú, kết thúc là ga Long Biên. Trong đó, đoạn thấp từ phố Trần Phú đến Cửa Đông dài 500m xây đặc, đoạn từ phố Cửa Đông đến Ga Long Biên có 131 vòm cuốn, đỉnh vòm cao từ 2,6m đến 4,9m, trên các đỉnh vòm xây đặc, đặt ray tàu hỏa.

Cầu dành cho tàu hỏa giữa Thủ đô có chiều dài 1,4km được xây bằng đá nguyên khối. Bắt đầu từ phố Trần Phú, kết thúc là ga Long Biên. Trong đó, đoạn thấp từ phố Trần Phú đến Cửa Đông dài 500m xây đặc, đoạn từ phố Cửa Đông đến Ga Long Biên có 131 vòm cuốn, đỉnh vòm cao từ 2,6m đến 4,9m, trên các đỉnh vòm xây đặc, đặt ray tàu hỏa.

Cây cầu này được xây dựng trong 2 năm (từ 1900 đến 1902) sử dụng đá hộc Thanh Hóa do người Pháp xây dựng.

Cây cầu này được xây dựng trong 2 năm (từ 1900 đến 1902) sử dụng đá hộc Thanh Hóa do người Pháp xây dựng.

Thời kỳ bao cấp, thành phố Hà Nội tập trung xây bịt lại 127 ô vòm cầu, (khoảng đầu 1980) và để lại 4 ô thông làm lối đi lại, với lý do là để đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh thành phố.

Thời kỳ bao cấp, thành phố Hà Nội tập trung xây bịt lại 127 ô vòm cầu, (khoảng đầu 1980) và để lại 4 ô thông làm lối đi lại, với lý do là để đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh thành phố.

Nhịp sống dọc cây cầu dành cho tàu hỏa giữa Thủ đô - 6

Đặc biệt, đoạn từ phố Trần Nhật Duật đến phố Phùng Hưng được đặt tên là phố Gầm Cầu (chiều dài gần 400m), nơi này đã trở thành nơi buôn bán sầm uất, lúc nào cũng tấp nập và đông người.

Đặc biệt, đoạn từ phố Trần Nhật Duật đến phố Phùng Hưng được đặt tên là phố Gầm Cầu (chiều dài gần 400m), nơi này đã trở thành nơi buôn bán sầm uất, lúc nào cũng tấp nập và đông người.

Con phố nhỏ, đồng thời là khu chợ buôn bán đã hình thành từ bao đời với một nhịp sống ồn ào và sôi động.

Con phố nhỏ, đồng thời là khu chợ buôn bán đã hình thành từ bao đời với một nhịp sống ồn ào và sôi động.

Nhịp sống dọc cây cầu dành cho tàu hỏa giữa Thủ đô - 9

Dưới các ô vòm bịt kín là các ki-ốt kinh doanh luôn tấp nập kẻ bán người mua.

Dưới các ô vòm bịt kín là các ki-ốt kinh doanh luôn tấp nập kẻ bán người mua.

Năm 2018, quận Hoàn Kiếm đã triển khai thành công không gian nghệ thuật đương đại trên đoạn phố Phùng Hưng, cả tuyến phố này trở thành không gian công cộng kết hợp thương mại, dịch vụ, du lịch hoạt động hiệu quả.

Năm 2018, quận Hoàn Kiếm đã triển khai thành công không gian nghệ thuật đương đại trên đoạn phố Phùng Hưng, cả tuyến phố này trở thành không gian công cộng kết hợp thương mại, dịch vụ, du lịch hoạt động hiệu quả.

Nguồn: [Link nguồn]

Từ sau dịp nghỉ Tết Nguyên đán đến nay, phố "cà phê đường tàu" ở Hà Nội tiếp tục sôi động, trở thành tụ điểm cà phê của du khách trong và ngoài nước.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tuấn Anh ([Tên nguồn])
Nhịp sống 24h Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN